15 NỖI ĐAU TỘT CÙNG CỦA CHỦ SPA/ TMV/ NGÀNH LÀM ĐẸP – MÀ AI CŨNG GẶP PHẢI (PHẦN 3)

Chúng ta đã đi được 2/3 chặng đường tìm hiểu nỗi đau tột cùng của chủ spa/tmv/ngành làm đẹp và sau đây là sẽ là phần cuối của vấn đề này. Đau thì phải chữa mà phải chữa tận gốc để không bị tái phát. Vì vậy hãy cùng PA Marketing đi hết chặng đường này, tìm ra phương pháp chữa tận gốc “nỗi đau” này nhé.

11.Nỗi đau tột cùng của chủ Spa: Không biết/Chưa biết xây dựng thương hiệu cá nhân qua mạng xã hội.

Rất nhiều chủ spa và thẩm mỹ viện còn chưa được học hoặc chưa có ý niệm về việc xây dựng nhân hiệu cá nhân là thế nào? Một phần là do các bạn còn loay hoay với việc tìm kiếm khách hàng, quản lý tài chính, nâng cao tay nghề.

Tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu cá nhân.

Xây dựng thương hiệu cá nhân là một việc làm quan trọng đối với bất kỳ một người làm kinh doanh nào trong bất kỳ lĩnh vực nào. Chứ không phải chỉ riêng đối với lĩnh vực spa làm đẹp. Đây là một công thức chung để thành công, để tìm kiếm được các khách hàng mà không tốn nhiều chi phí hoặc thậm chí không mất chi phí. Do ảnh hưởng của thương hiệu cá nhân đủ lớn có một lượng khách hàng đủ lớn và thường xuyên đều đặn. Nên chủ spa thẩm mỹ sẽ có những nguồn thu từ chính khách hàng này.

noi dau tot cung cua chu spa khong biet xay dung thuong hieu ca nhan.

Để xây dựng thương hiệu cá nhân cần những gì?

Việc xây dựng thương hiệu cá nhân hoàn toàn không khó nhưng đòi hỏi, phải có sự kiên nhẫn, sự kiên trì sự chăm chỉ.

Bước 1: Xác định thương hiệu mình muốn xây dựng.

  • Đầu tiên chủ spa hoặc thẩm mỹ viện cần phải xác định thương hiệu mình muốn xây dựng là gì?
  • Mình muốn được biết đến trong lĩnh vực này ở sản phẩm hoặc dịch vụ gì?
  • Hãy cụ thể đừng có chung chung kiểu như chuyên gia làm đẹp, chuyên gia spa.
  • Hãy cụ thể hơn cụ thể hóa thông điệp mà bạn muốn truyền thông. Ví dụ như phù thủy phun xăm, chuyên gia trị mụn, chuyên gia trị nám 10 năm kinh nghiệm.

Bước 2:Chọn hệ sinh thái phát triển thương hiệu cá nhân.

Bước tiếp theo là bạn cần phải chọn hệ sinh thái phát triển thương hiệu cá nhân.

Chúng ta có thể sử dụng Facebook, Google, website, YouTube, Zalo, Tiktok… Đối với từng công cụ này thì chúng ta lại có những phần phải phát triển nội dung phù hợp đúng đủ đều cho tất cả các công cụ.

  • Thông qua các bài viết thông qua việc sản xuất video.
  • Thông qua việc tạo ra các hình ảnh phù hợp với định vị thương hiệu mà mình đang muốn xây dựng.
  • Đòi hỏi tính sáng tạo, tính bền bỉ tính chuyên nghiệp và đăng tải thường xuyên. Những bài viết, hình ảnh, video, câu chuyện mà bạn muốn chia sẻ trên các nền tảng mà bạn đang muốn phát triển.

Ví dụ thực tế.

Ví dụ như Thầy Phan Anh bài viết này tác giả bài viết này phải thường xuyên đăng bài trên:

  • Facebook cá nhân.
  • Trong hội nhóm.
  • Viết bài trên website pamarketing.vn và làm seo cho website hàng ngày liên tục, mỗi ngày 1-2 bài viết.
  • Sản xuất video và đăng lên YouTube liên tục trên kênh Youtube PA Marketing.
  • Cũng đồng thời đăng bài trên Zalo cá nhân và cả zalo hội nhóm.
  • Thậm chí thỉnh thoảng còn lên truyền hình VTV, lên báo chí trả lời với tư cách là chuyên gia về marketing online, Facebook…

Lợi ích của việc xây dựng thương hiệu cá nhân.

Bạn cần tập trung và chăm chỉ phát triển nội dung và xây dựng thương hiệu cá nhân trong lộ trình khoảng sáu tháng đến một năm. Thì bạn sẽ có một lượng người theo dõi là khách hàng mục tiêu đủ lớn. Đồng thời người ta cũng biết rằng bạn có chuyên môn và kinh nghiệm cũng như kỹ năng trong lĩnh vực này. Từ đó họ sẽ tin tưởng và tìm kiếm bạn và bạn sẽ có khách hàng đều đều. Đồng thời có khả năng mở rộng khách hàng tốt hơn trong tương lai. Đây cũng là phương pháp marketing 0 đồng mà nhiều người thường nói tới.

Nếu bạn còn lúng túng và chưa có hướng đi.

Nếu một chủ spa xinh đẹp và có tài năng thực sự sẽ là một lợi thế rất lớn trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân ở trên internet ngày nay. Và nếu bạn còn lúng túng hoặc chưa có đường đi thì bạn có thể liên hệ với tác giả Phan Anh để được tư vấn và trợ giúp. Chúng tôi sẽ cung cấp lộ trình cho bạn để bạn thực hiện. Nhưng trên hết nó vẫn đòi hỏi sự tập trung chăm chỉ theo công thức đúng đủ đều. Sáng tạo nội dung không mệt mỏi. Phù hợp với nhu cầu của khách hàng và thị hiếu của cộng đồng mạng hiện nay.

12.Nỗi đau tột cùng của chủ SPa: Không biết/ chưa có khả năng quản lý tài chính tốt.

Tiếp tục một nỗi đau hoặc một vấn đề khác của các chủ spa và chủ cơ sở thẩm mỹ làm đẹp đó là không có kinh nghiệm. Hoặc thiếu kiến thức hoặc chưa có khả năng quản lý tài chính một cách tốt. Cho nên chúng ta cứ làm vất vả ngược xuôi. Sau đó cuối tháng cộng trừ nhân chia lại cũng chẳng được bao nhiêu tiền thậm chí còn thua lỗ. Cũng có thể một phần là do khả năng đầu tư ban đầu của các chủ spa còn hạn chế với số vốn. Cũng như dòng tiền để tái đầu tư trong dài hạn cũng hạn chế.

Noi dau tot cung chu spa khong biet quan ly tai chinh

Giải quyết nỗi đau quản lý tài chính.

Học quản lý dòng tiền.

Để giải quyết được bài toán này thì lời khuyên của tôi dành cho các bạn chủ spa thẩm mỹ là các bạn nên dành thời gian ra học hỏi một chút về các nguyên lý kế toán căn bản, nguyên lý quản lý dòng tiền. Biết tính toán những chỉ số quan trọng trong đầu tư kinh doanh.

Ờ thì cụ thể là:

Quản lý chi phí.
  • Các khoản chi phí đầu tư ban đầu.
  • Chi phí hằng ngày.
  • Chi phí biến đổi.
  • Chi phí bán hàng.
  • Chi phí khuyến mại.
  • Cần đến bao nhiêu chi phí về sản phẩm, dịch vụ.
  • Cần đến bao nhiêu chi phí bán hàng, chi phí quảng cáo online nếu có.
Quản lý doanh thu, lợi nhuận.
  • Doanh thu hằng ngày.
  • Lợi nhuận gộp.
  • Lợi nhuận dòng.
  • Điểm hòa vốn.
  • Phải làm được bao nhiêu dịch vụ cho bao nhiêu khách hàng một ngày, một tuần hay một tháng thì mới đạt điểm hòa vốn.
  • Muốn đạt được doanh số 100.000.000 một tháng hay 1.000.000.000 một tháng thì ta phải làm gì phải phục vụ bao nhiêu khách hàng. Với những gói dịch vụ là giá bao nhiêu.
Quản lý chi phí nhân sự.
  • Phải cần đến bao nhiêu nhân sự.

Nên có các quỹ khác nhau.

Các chủ spa và thẩm mỹ cũng nên có các quỹ khác nhau. Giống như tư duy quản lý tài chính cá nhân của bọn nước ngoài đã dạy. Hoặc các bạn đã đọc ở đâu đó. Ví dụ như các bạn nên có quỹ tiết kiệm, quỹ rủi ro, quỹ đầu tư, quỹ học tập, quy trình, quỹ hưởng thụ. Chúng ta cần phân bổ doanh thu và lợi nhuận vào các quỹ này hằng ngày hằng tuần để làm cho quỹ tài chính của chúng ta trở nên mạnh và vững chắc hơn.

Giải pháp trong những tình huống rủi ro.

Trong những tình huống rủi ro xảy ra thì chúng ta cũng cần phải trích quỹ phòng ngừa cũng như quy đổi ra. Để phục vụ cho việc kinh doanh được hoạt động bình thường.

Hoặc trong những tình huống covid như thế này thì các bạn cần phải có những giải pháp giảm chi phí tối thiểu như là:

  • Đóng cửa, ngủ đông.
  • Giảm nhân sự.
  • Làm quỹ lương giảm quỹ lương thưởng.
  • Hoặc phải duy trì chi phí ở mức hợp lý nhất.

Có thể họ phải gia tăng thêm danh số bán hàng đến từ những nguồn doanh số khác. Ví dụ như bán hàng trực tuyến sản phẩm (mỹ phẩm, tpcn…). Thay vì ngồi làm dịch vụ spa làm đẹp trong bối cảnh covid.

13.Nỗi đau tột cùng của chủ Spa: Không biết/ chưa biết khả năng tự học hỏi hoặc nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Nỗi đau tay nghề kém.

Thực sự thì thị trường spa và thẩm mỹ hiện nay vàng thau quá lẫn lộn. Khiến người tiêu dùng các khách hàng mất lòng tin hoặc khó tin tưởng vào những dịch vụ của những spa mới. Tình trạng làm hỏng làm không tốt dịch vụ cho khách hàng, hoặc là cam kết quá với khả năng của chủ spa. Hay nói một cách khác chính là quảng cáo qua về công dụng của sản phẩm, quảng cáo sai sự thật.

Tác hại.

Đã dẫn tới vấn đề làm tổn hại uy tín cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng rất đáng kể. Điều này nó xuất phát từ một vấn đề nhức nhối nhưng nó là thật. Dù nói ra rất khó nghe, đau lòng. Đấy chính là rất nhiều chủ spa chưa thực sự giỏi nghề đã mở spa. Chưa giỏi kĩ thuật giỏi tay nghề. Chưa hiểu về sản phẩm đã làm cho khách hàng, phải thực hiện đúng quy trình còn chưa đầy đủ trên khuôn mặt của khách hàng.

Nỗi đau sản phẩm chất lượng kém.

Mặt khác nhiều sản phẩm mỹ phẩm cho spa/ thẩm mỹ ở trên thị trường có mức giá đắt rẻ khác nhau. Chất lượng cũng rất khác nhau nào thì đông y, nào thì kem trộn, nào thì hàng gia công tại Trung Quốc, Hàn Quốc. Có sản phẩm giá sản xuất và nhập về kho chỉ 100.000 vnd nhưng giá bán lẻ niêm yết lên tới 10.000.000. Chiết khấu lên tới bẩy tám mươi phần trăm, cao ngất ngưởng. Rất nhiều người tham giàu nhanh, tham kiếm tiền nhảy vào nhập hàng và bán hàng thông qua hệ thống.

Kinh doanh bất chấp – tác hại.

Các thầy đào tạo bố láo (tôi biết có thầy nổi tiếng trong lĩnh vực marketing spa còn xuất thân từ nghề sửa xe. Và tham gia các lớp dạy làm giàu, kiến thức nền tảng về marketing hầu như 0 có gì), các boss khát máu kiếm tiền nhanh, kiếm nhiều, kinh doanh bất chấp đạo đức pháp luật. Các chủ spa không cẩn thận mua phải hàng này. Cộng với việc quy trình của mình còn nhiều hạn chế thế là tạo ra những tác phẩm trên khuôn mặt khách hàng nào thì tăng sắc tố, nào thì lỗ chân lông to nào thì dị ứng mặt mụn như tổ chão chuộc. (Chắc các bạn chưa nhìn thấy cái tổ con chão chuộc đâu nhỉ).

Noi dau tot cung chu spa khong co tay nghe.

Đánh giá giá năng lực lõi của bản thân.

Trong lúc bệnh dịch như thế này các bạn nên đánh giá lại năng lực lõi của bản thân cũng như của spa và thương hiệu của spa/ thẩm mỹ của mình. Xem là sẽ tập trung vào dịch vụ gì chủ đạo; dịch vụ gì là phễu. Cần phải học những kiến thức và kỹ năng quy trình gì để nâng cao được chất lượng dịch vụ cũng như tay nghề của bản thân và đội ngũ. Bao gồm cả các kỹ năng và tư duy về marketing, bán hàng. Đội ngũ quản trị viên của nhóm sẽ hỗ trợ cho các bạn thêm và bao gồm cả tôi nữa.

14.Nỗi đau tột cùng của chủ SPa có tư duy hớt váng, ngắn hạn, lừa dối khách hàng.

Nỗi đau tư duy ngắn hạn và hớt váng.

Mới đây tôi và tư vấn cho một chủ spa. Họ mới mở spa trước dịp nghỉ lễ 30 tháng tư vừa rồi. Tôi thật sự thấy hốt hoảng và choáng váng với tư duy ngắn hạn và hớt váng của người chủ này. Cô ấy nói anh hãy làm sao để tất cả những khách hàng tại địa phương này đến cơ sở của em làm một dịch vụ gì đó dù chỉ một lần thôi. Em cũng không mong người ta quay lại. Sau khi vét sạch khách mỗi người một loạt xong nếu không làm ăn được em sẽ đóng cửa và đi mở cơ sở mới ở địa phương khác. Tôi không thể nói thêm gì bởi vì nó quá khác nhau về tư duy.

Quan điểm của tác giả.

Nếu ai biết tôi làm kinh doanh và cung cấp dịch vụ marketing thì hầu như tôi đều từ chối quảng cáo hoặc làm dịch vụ cho những khách hàng và những sản phẩm hoặc dịch vụ không tốt. Ý tôi là đó là sự khác biệt về lựa chọn con đường kinh doanh. Tôi cũng không đánh giá điều đó là tốt hay xấu bởi vì mỗi người một lựa chọn. Tuy nhiên tôi phán đoán rằng sẽ có rất nhiều chủ spa khác, chủ cơ sở kinh doanh thẩm mỹ, mỹ phẩm khác cũng có thể có suy nghĩ như vậy. Ý tôi nói là tư duy hớt váng hoặc đánh quả, liều ăn nhiều.

Tác hại của tư duy ngắn hạn.

Với tư duy này cộng với tay nghề rất kém, cộng với khả năng tài chính yếu đã tạo ra rất nhiều hậu quả và hệ lụy cho thị trường. Ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng. Ảnh hưởng đến uy tín của những người làm spa và thẩm mỹ chân chính khác đang lao đao.

Bây giờ số lượng spa mở ra quá nhiều cạnh tranh quá lớn. Nên nếu bạn vẫn giữ tư duy này hoặc có tư duy này trong kinh doanh thì tỷ lệ thất bại của bạn sẽ càng cao. Không những thế bạn còn bị bóc phốt ở khắp các hội nhóm. Vậy thì mở ra các cơ sở mới chỉ tốn tiền và tốn công tìm các khách hàng chi phí của bạn sẽ rất cao và rủi ro trong kinh doanh.

Noi dau tot cung chu spa khong co tu duy

Hãy tư duy dài hạn và làm ăn bài bản.

Hãy tư duy về hướng dài hạn và làm ăn bài bản. Dù ngân sách của bạn có ít, dù cho bạn còn hạn chế cả về kỹ năng, lẫn kinh nghiệm, lẫn kiến thức kinh doanh hoặc marketing thì vẫn có rất nhiều người muốn dạy bạn, muốn chia sẻ và muốn hỗ trợ bạn. Các hội nhóm mà bạn đang sinh hoạt và cả người viết bài này cũng đang cố gắng giúp các bạn một phần kiến thức ít – nhiều cho các bạn. Hãy nhớ rằng ngành làm đẹp là ngành sẽ tiếp tục phát triển trong hàng thập kỷ tới tại Việt Nam. Cơ hội cho các bạn còn rất nhiều và rất tốt.

15.Nỗi đau tột cùng của chủ Spa: Không biết chăm sóc khách hàng sau bán.

Thật ra chúng ta nói rất nhiều về chăm sóc khách hàng sau bán. Nhưng chúng ta đã làm gì cho họ thì câu trả lời là hầu như chưa làm gì cả.

Quy trình chăm sóc khác hàng sau bán.

Đây là một số gợi ý cụ thể.

Bước 1: Kết bạn với khách hàng.

Đầu tiên là hãy kết bạn với khách hàng trên Facebook và Zalo ngay sau khi họ trở thành khách hàng của mình. Hãy lưu thông tin của họ vào một phần mềm quản lý khách hàng phù hợp với nhu cầu của spa và thẩm mỹ. Phần mềm này có thể miễn phí hoặc có phí.

Bao gồm thông tin về:

  • Địa chỉ.
  • Số điện thoại.
  • Tuổi.
  • Sở thích.
  • Bệnh lý hoặc là tình trạng của khách hàng hiện tại.
  • Dịch vụ mà họ đang làm, dịch vụ mà họ dự kiến sẽ làm để mình có thể bán thêm sau này.

Bước 2: Chương trình chăm sóc khách hàng.

Bước tiếp theo là chúng ta nên có chương trình chi tiết cho họ. Đây là chương trình chăm sóc khách hàng thường niên. Và được ban hành cũng như áp dụng với các nhóm khách hàng của spa hoặc thẩm mỹ viện.

Hãy tặng quà cho khách hàng.

Đơn giản nhất là hãy tặng quà sinh nhật cho họ. Vào những dịp lễ tết đặc biệt có thể tặng cho họ những gói dịch vụ miễn phí. Hoặc những thẻ quà tặng, hoặc sản phẩm cụ thể. Thí dụ như có thể tặng họ một sản phẩm mỹ phẩm cao cấp để họ dưỡng da. Hãy dành ngân sách cho dịch vụ này để chăm sóc khách hàng. Và làm thường xuyên liên tục đối với tất cả các nhóm khách hàng. Nhớ là phải phân chia nhóm để có những mức quà và mức thu lãi là khác nhau.

Noi dau tot cung chu spa khong biet cham soc khach hang sau ban

Cách mua quà giá rẻ nhưng lại rất tình cảm.

Thay vì chi quá nhiều tiền cho quảng cáo hãy dùng tiền đó để mua quà cũng như chi tiền mặt cho người đã giới thiệu khách hàng mới đến cho mình (sử dụng công thức khách hàng giới thiệu khách hàng). Sẽ rất hiệu quả và mang tính thiết thực – đánh thẳng vào nhu cầu của họ – dù họ không nói ra. Tặng quà cho khách hàng sau mỗi lần khách hàng sử dụng dịch vụ của mình vào những dịp đặc biệt như sinh nhật, ngày lễ lớn trong năm, hoặc những ngày bình thường thì càng tốt. Mình có những cách để mua quà giá rẻ nhưng lại rất tình cảm. Thí dụ như rau sạch ở quê, thức ăn sạch ở quê. Cao cấp hơn thì cung cấp những sản phẩm mỹ phẩm cho khách hàng, thực phẩm chức năng cho khách hàng. Để họ cảm thấy được tôn trọng và hơn hẳn ở những điểm khác.

Phân chia các nhóm khách hàng để chăm sóc.

Nhưng nhớ là phải phân chia các nhóm khách hàng để phân biệt đẳng cấp cũng như tập trung vào những khách hàng trọng điểm. Thay vì dàn trải mỗi khách hàng được một mớ rau – ví dụ mang tính hình ảnh như vậy –  thì thu gọn danh sách hàng lại để có ít khách hàng hơn. Nhưng lại có thể tặng được cho mỗi người một cân thịt thì quà tặng sẽ rất giá trị.

Ví dụ thực tế.

Thí dụ như thầy Phan Anh thường xuyên tặng khách hàng của mình 1 lọ trà hoa vàng (giá bán trên mạng là 1,5tr/ 1 lạng). Nhưng giá nhập vào chỉ 300k/ 1 lạng. Khách hàng nhận được quà cảm thấy món quà rất lớn và trân trọng tình cảm của mình từ đó sẽ quay trở lại sử dụng dịch vụ. Đồng thời giới thiệu thêm khách mới. Và chúng ta sẽ có khách trung thành cũng như khách mới bằng phương pháp chăm sóc này.

Tặng miễn phí một vài dịch vụ.

Hoặc là chúng ta cũng có thể lâu lâu mời khách hàng đến làm miễn phí một vài dịch vụ gì đó. Thí dụ như chăm sóc da mặt, thí dụ như làm nail, thí dụ như gội đầu dưỡng sinh. Hoặc là tổ chức offline từ thiện, thiện nguyện, thiền, du lịch cho khách hàng. Tất nhiên là cùng nhau đóng góp chi phí nhưng mối liên hệ với khách hàng rất thân thiết. Bạn đồng ý chứ?

Lời kết.

Cảm ơn các bạn đã đọc những phần của bài viết này.

Hy vọng tôi và Nhóm đã giúp bạn hiểu được một số vấn đề về “nỗi đau” của ngành này. Và tôi hy vọng sẽ có những bài viết và giải pháp cụ thể cho bạn tiếp theo.

Rất mong nhận được sự tương tác của các bạn.

Xin cảm ơn.

Khóa học SPA Marketing by Phan Anh – Giải pháp cho nỗi đau ngành làm đẹp.

Những ai nên tham gia khóa đào tạo này

1,Chủ Spa đã hoặc sắp đầu tư trên 1 tỷ đồng  vào Spa, Thẩm Mỹ Viện.

2,Những người chuẩn bị mở Spa nhưng không biết bắt đầu tư đâu.

3,Người đã kinh doanh Spa nhưng chưa phát triển, Spa vắng khách, chưa có doanh thu như mong muốn.

4,Người đã kinh doanh Spa ổn định và muốn phát triển mạnh hơn, đội ngũ nhân viên bài bản hơn.

5,Người đã kinh doanh Spa ổn định, doanh thu đều và muốn mở chuỗi.

Bạn nhận được gì từ khóa đào tạo này?

1, Thực chiến quản lý, điều hành Spa, thẩm mỹ viện thành công

2, Chiến lược chốt sales và chốt đơn hiệu quả

3, Thiết kế sản phẩm, phễu, combo, khuyến mại, phát triển sản phẩm, dịch vụ, gia tăng trải nghiệm cho khác hàng

4, Tư vấn thực tế các tình huống của học viên

5, ĐẶC BIỆT chuyên gia sẵn sàng đầu tư cùng bạn vào hệ thống spa, thẩm mỹ viện của bạn.

Đăng kí ngay để nhận được ưu đãi từ PA Marketing.

Nội dung khóa học – Giải pháp cho nỗi đau ngành làm đẹp.

Khóa học gồm: 12 buổi

Kiến thức tổng quan ngành Spa.

Buổi 1: Tổng quan ngành Spa & Thẩm mỹ viện Việt Nam.

Buổi 2: Các làn sóng hình thành ngành Spa & Beauty Việt Nam 10 năm trở lại đây.

Buổi 3: Khởi nghiệp với Spa & Beauty chọn thị trường, chọn người đồng hành.

Buổi 4: Kiến trúc đầu tư P&L .

Kiến thức thực chiến.

Buổi 5: Thực chiến khởi nghiệp spa (lựa chọn cộng sự, lựa chọn dịch vụ, lựa chọn công nghệ, lựa chọn mặt bằng, tính toán về tài chính)… Các yếu tố để thành công trong quá trình khởi nghiệp và kinh doanh spa/ thẩm mỹ viện.

Buổi 6: Chiến lược sales và chốt đơn hiệu quả cho spa/ thẩm mỹ viện thực chiến và các kpi đo lường, đánh giá hiệu quả. Cam kết tăng doanh số.

Buổi 7: Thiết kế sản phẩm, phễu, combo, khuyến mại, phát triển sản phẩm, dịch vụ, gia tăng trải nghiệm cho khách hàng spa/ thẩm mỹ viện.

Buổi 8: Văn hóa Doanh nghiệp & cách thức xây dựng team thiện chiến.

Buổi 9: Xây dựng thương hiệu cho chủ spa để tìm kiếm khách hàng.

Chiến lược Marketing.

Buổi 10: Chiến lược marketing online hiệu quả cho spa/tmv.

Buổi 11: Chạy quảng cáo Facebook, Google, Zalo Ads thực chiến.

Buổi 12: Tư vấn thực tế các tình huống của học viên.

Đồng hành với bạn trong khóa đào tạo chữa nỗi đau của chủ Spa là ai?

CEO PA Marketing: MBA. Nguyễn Phan Anh

  • CEO PA Marketing – Agency lớn của Facebook. Google từ 2012 đến nay.
  • Giảng viên khoa thương mại điện tử trường Đại học Thương Mại (từ 2008 đến nay).
  • Đào tạo, triển khai marketing cho rất nhiều spa lớn nhỏ khắp cả nước trong nhiều năm: Viện Thẩm Mỹ Korea, Hồng Anh Spa,…
  • Tác giả của 03 cuốn sách thuộc hàng best-seller  về Facebook từ 2014: Bán hàng trên Facebook. Bán hàng, quảng cáo và kiếm tiền trên Facebook. Marketing Online 4.0.
  • Hơn 8 năm đào tạo cho các doanh nghiệp và cá nhân bán hàng online (2012- nay).
  • Chuyên gia đào tạo cho nhiều tập đoàn lớn: Vietnam Airlines, VNPT, VTC,..
  • Chạy hơn 200 tỷ tiền quảng cáo cho hơn 300 nhãn hàng từ 2011 đến nay.
  • Đào tạo hơn 100.000 học viên thông qua các khóa học trực tuyến và offline: edumall, unica, kyna,…

>> Xem thêm: Profile giảng viên Phan Anh. 

Đăng kí ngay!

Đến với PA Marketing, bạn sẽ hỗ trợ trọn đời, 24/7, trước, trong và sau khóa học!

>> Xem thêm :

15 NỖI ĐAU TỘT CÙNG CỦA CHỦ SPA/ TMV/ NGÀNH LÀM ĐẸP – MÀ AI CŨNG GẶP PHẢI (PHẦN 1)

15 NỖI ĐAU TỘT CÙNG CỦA CHỦ SPA/TMV/NGÀNH LÀM ĐẸP – MÀ AI CŨNG GẶP PHẢI (PHẦN 2).

Hết!

 

CÔNG TY TNHH PA MAKRETING

Đơn vị đào tạo và tư vấn, triển khai về makreting online, Bán hàng trực tuyến, thương mại điện tử, truyền thông & Xử lý khủng hoảng truyền thông… bài bản số 1 tại Việt Nam.

Hotline: 0917781399 – 0906.950.333; Email: cskh.pamarketing@gmail.com

Fanpage: facebook.com/pamarketing.vn; Website: pamarketing.vn

www.fb.com/phananhonline; Youtube: www.youtube.com/pamarketing

Bí quyết kinh doanh cho chủ Spa trong mùa dịch                                                  Ngành làm đẹp và nỗi đau của các chủ kinh doanh(Phần 1)

Nghiên cứu khách hàng và thị trường ngành Spa                                                 Ngành làm đẹp và nỗi đau của các chủ kinh doanh (Phần 2)

 

 


Bài viết liên quan