Như chúng ta đều thấy rằng các nhà bán lẻ (B2C online, offline) đang trong giai đoạn áp lực cạnh tranh cực kỳ khủng khiếp, đồng thời bối cảnh hiện tại là thời kỳ 4.0 mới bắt đầu, kết hợp với tình trạng dịch bệnh Covid-19 diễn biến vô cùng phức tạp trên toàn cầu. Điều này đã khiến cho bức tranh của ngành bán lẻ phải thay đổi theo chiều hướng tích cực và hiệu quả hơn. Định nghĩa về sự thành công trong dài hạn của ngành bán lẻ không chỉ bó hẹp ở sự thành công về doanh số bán hàng trên kệ hàng trưng bày, hay là tốc độ đẩy hàng tồn kho nhanh, mà là những trải nghiệm hấp dẫn dành cho khách hàng. Thay đổi là cần thiết và liên tục phải thay đổi, các nhà bán lẻ cần phải có chiến lược thích ứng với xu thế thay đổi nhanh chóng trong thời kỳ 4.0 và bối cảnh dịch bệnh Covid-19 để giữ được cuộc chơi trong thị trường này.
Có thể nghiên cứu mô hình bao gồm sáu yếu tố quan trọng đang định hướng thị trường bán lẻ toàn cầu, cụ thể là:
i) Công nghệ
ii) Khách hàng
iii) Lực lượng bán
iv) Thị trường
v) Khả năng tài chính
vi) Khả năng quản trị
i) Yếu tố công nghệ: Chiến lược cho các nhà bán lẻ là phải phát triển công nghệ nhanh, công nghệ lõi phụ vụ cho mình phù hợp với thị trường địa phương và rút ngắn vòng đời công nghệ.
Chiến lược này có nghĩa là các nhà bán lẻ nên có đội ngũ nhân sự phụ trách công nghệ thông tin và ngân sách phát triển công nghệ thông tin, bao gồm các giải pháp tự thiết kế hoặc thuê mua dịch vụ của bên thứ ba. Công nghệ có nghĩa là sáng tạo, công nghệ là yếu tố giúp thay đổi cuộc chơi của ngành bán lẻ. Công nghệ giúp tăng năng lực cạnh tranh, tạo ra “đại dương xanh” ngay trong một thị trường “đại dương đỏ”, công nghệ giúp giảm chi phí trong dài hạn – là một lợi thế cạnh tranh tuyệt đối dành cho các nhà bán lẻ. Công nghệ mới đang ngày càng thông minh hơn, đi sâu vào từng tác nghiệp nhỏ cụ thể của chuỗi vận hành trong ngành bán lẻ và có tiềm năng giúp chuyển đổi toàn diện ngành bán lẻ. Nếu công nghệ hiệu quả và phù hợp với nhà bán lẻ, nó sẽ giúp tối ưu chi phí, gia tăng lợi nhuận và nâng cao năng lực cạnh tranh trong dài hạn nhưng với tốc độ thay đổi trong thời gian ngắn. Trên thế giới, chúng ta có thể nhìn thấy các trường hợp thành công xuất sắc trong việc ứng dụng công nghệ vào ngành bán lẻ và bán lẻ điện tử như Amazon.com hoặc Amazon Go; chuỗi siêu thị Wal-Mart v.v… Tại Việt Nam, chúng ta có thể đồng tình và thựa nhận yếu tố công nghệ giúp cho Thegioididong (Thế giới di động) tăng sức cạnh tranh và trở thành nhà bán lẻ số một tại thị trường Việt Nam trong lĩnh vực điện thoại di động và phụ kiện máy tính. Tùy thuộc vào các nỗ lực thực hiện và nỗ lực đổi mới, mức độ đầu tư cho công nghệ, các nhà bán lẻ có thể phân chia công nghệ thành ba mức độ: công nghệ lõi, công nghệ kế tiếp và công nghệ chuyển đổi.
Vùng 1: Mức độ ứng dụng thứ tối thiểu – ứng dụng các công nghệ lõi.
Đây là những công nghệ mà các nhà bán lẻ toàn cầu bao gồm bán lẻ truyền thống và bán lẻ trực tuyến phải có, ở mức độ tối thiểu để có thể tồn tại trong thị trường. Cụ thể có thể bao gồm các ứng dụng cơ bản trên Internet như hiện diện website, sử dụng một hay nhiều tài khoản mạng xã hội, xuất hiện trên một số sàn thương mại điện tử, hoặc sử dụng một số dịch vụ mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, điện toán đám mây như lưu trữ dữ liệu khách hàng, xây dựng phần mềm, kho lưu trữ media… để xây dựng thương hiệu, tìm kiếm khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ.
Vùng 2: Công nghệ tiếp theo.
Đây là mức độ ứng dụng cao hơn một bậc cho các nhà bán lẻ, cụ thể là có thể sử dụng các ứng dụng phân tích dữ liệu lớn (big data); sử dụng siêu an ninh mạng hoặc an ninh hệ thống trên đám mây để bảo vệ dữ liệu người dùng, bảo vệ sự hoạt động mượt mà trơn tru của hệ thống; một số nhà bán lẻ có thể sử dụng thực tế ảo trong bán lẻ ví dụ như gương thông minh trong các cửa hàng thời trang, kính thông minh thực tế ảo trong các cửa hàng bán sản phẩm nội thất hoặc kiến trúc; ứng dụng tự động hóa bao gồm marketing tự động và tự động hóa thông qua thiết bị phần cứng như robot. Ví dụ như chuỗi bán lẻ HEMA tại Trung Quốc sử dụng robot để đưa đồ ăn tới cho thực khách và sử dụng robot để thu dọn bát đĩa, máy rửa bát và phần mềm nhận biết loại bát đĩa để tối ưu thời gian và chi phí rửa bát…
Vùng 3: Công nghệ có khả năng giúp chuyển đổi tích cực
Đây là một số công nghệ cao hơn nữa, hiếm có, chưa được phổ biến và có chi phí đắt đỏ nhưng lại là những công nghệ thiết yếu của tương lai. Những công nghệ này cho phép các nhà bán lẻ có thể tạo ra những nhu cầu mới, đơn hàng mới trong tương lai gần. Những công nghệ này có thể làm đứt gãy hoặc gián đoạn ngành bán lẻ nếu như những công nghệ này ngày càng phổ biến hơn và có chi phí rẻ hơn, ví dụ như công nghệ “vạn vật kết nối Internet” cho phép mọi thứ có thể được kết nối Internet và có khả năng “tự nhận biết”, “thông minh hơn”… chắc chắn sẽ làm thay đổi cách con người và sự vật giao tiếp với nhau. Ví dụ như tủ lạnh thông minh có thể tự đưa ra yêu cầu mua hàng tới một nhà bán lẻ được người chủ (cũng chính là khách hàng của siêu thị hoặc nhà bán lẻ) thiết lập sẵn mà không cần người chủ của chiếc tủ lạnh phải đi chợ. Xe thông minh, các thiết bị bay không người lái thông minh có thể tự lái, tự hành sẽ giải quyết vấn đề giao hàng trở nên đơn giản hơn, dễ dàng hơn. Hoặc như công nghệ in 3D (gọi chung là công nghệ bồi đắp) có thể giúp in ra bất kỳ vật dụng nào cần thiết trong gia đình, vậy điều đó chắc chắn có ảnh hưởng lớn đến ngành bán lẻ trong tương lai.
Yếu tố công nghệ là yếu tố then chốt và vô cùng quan trọng đối với các nhà bán lẻ hiện nay, vì vậy muốn thành công hoặc muốn giữ chân trên thị trường thì các nhà bán lẻ cần phải ứng dụng hiệu quả các công nghệ mới phù hợp tại thị trường địa phương và phục vụ nhu cầu của khách hàng, gia tăng hiệu quả kinh doanh như tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng trải nghiệm khách hàng và giảm chi phí trong dài hạn. Các nhà bán lẻ phải tìm ra các công nghệ cần thiết cho hoạt động kinh doanh và mô hình kinh doanh của mình, đồng thời phải trả lời cho câu hỏi nên ưu tiên công nghệ nào và đầu tư bao nhiêu tiền cho công nghệ đó. Mỗi sự đầu tư cho công nghệ, ở các mức độ (vùng) khác nhau đều có rủi ro và phần thưởng cho từng mức độ, công sức mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Các nhà bán lẻ cần phải đầu tư công nghệ lõi tối thiểu cho mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Rồi từ từ nâng cấp và đầu tư công nghệ theo các vùng tiếp theo, cũng như đánh giá các rủi ro có thể gặp phải, nhất là rủi ro về tài chính khi triển khai các dự án công nghệ. Cũng cần lưu lý là danh mục đầu tư công nghệ cần phải có chia sẻ ở cả ba vùng/ mức độ công nghệ. Vì nếu chỉ đầu tư vào công nghệ lõi thì có thể công ty sẽ không đủ khả năng để thích ứng trong bối cảnh công nghệ thay đổi nhanh. Một gợi ý cho nhà bán lẻ nên đầu tư theo tỷ lệ 70% cho công nghệ lõi, 20% cho công nghệ tiếp theo và 10% cho công nghệ có khả năng chuyển đổi.
Xin trân trọng cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tác giả Nguyễn Phan Anh Nếu các bạn hoặc các anh/chị cần tư vấn doanh nghiệp, tư vấn bán hàng, tư vấn chiến lược kinh doanh, marketing online, quảng cáo trực tuyến, chuyển đổi số và xử lý khủng hoảng truyền thông, hoặc hợp tác đào tạo, đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp… xin vui lòng liên hệ với công ty PA Marketing hoặc chuyên gia Nguyễn Phan Anh của chúng tôi theo thông tin dưới đây.
Bài viết liên quan
Chính sách quảng cáo của Snapchat
Việc nắm vững điều khoản và chính sách của một nền tảng sẽ giúp bạn [...]
Th8
Mức đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?
Đái tháo đường, hay còn gọi là bệnh tiểu đường, là một căn bệnh mãn [...]
Th8
TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG: KHÁCH HÀNG
Bạn đang muốn hiểu rõ hơn về những người sẽ mua sản phẩm/dịch vụ của [...]
Th7
Tiểu đường: Các loại tiểu đường, nguyên nhân và phòng ngừa
Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam đang tăng nhanh chóng và là [...]
Th7
Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường
Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực thận và nội tiết, ThS.BS Vũ Thị [...]
Th7
Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định được khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu là thuật ngữ dùng để xác định một tập hợp các [...]
Th7
Tính tổng cầu thị trường & Nghiên cứu thị trường
Phân tích tổng cung cầu thị trường, dung lượng thị trường và đối thủ cạnh [...]
Th7
Hành trình trải nghiệm khách hàng: Phân loại khách hàng
Phân loại khách hàng hiệu quả giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu [...]
Th7
Trải nghiệm khách hàng
Khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra doanh thu và lợi [...]
Th7
Livestream TikTok kiếm tiền
Livestream TikTok phát triển, các phiên live tiền tỷ bùng nổ với nhiều ưu đãi, [...]
Th7
Cách xử lý khủng hoảng truyền thông
Khủng hoảng truyền thông có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến danh [...]
Th7
7 chiến lược marketing ngành dịch vụ xổ số trực tuyến (Vietlott) hiệu quả để thành công
Các chiến lược marketing cho ngành dịch vụ xổ số trực tuyến (Vietlott) [...]
Th4
1. Giới thiệu về giảng viên Nguyễn Phan Anh: https://pamarketing.vn/giang-vien/phan-anh/ 2. Nội dung khóa học [...]
Th4
CHIẾN LƯỢC QUẢNG CÁO TIKTOK 2024
TikTok không chỉ là một nền tảng giúp bạn tiếp cận đối tượng khán giả [...]
Th3
CÁCH ĐỂ VIDEO TIKTOK LÊN XU HƯỚNG
Nếu bạn muốn Luồng TikTok của mình có tính lan truyền nhất có thể, hãy [...]
Th3