Kwfinder- Công Cụ Nghiên Cứu Từ Khóa Tốt Nhất 2017

Kwfinder- Công Cụ Nghiên Cứu Từ Khóa Tốt Nhất 2017

Trong bối cảnh các công cụ nghiên cứu từ khóa dài thay đổi sang nền tảng Web và không còn hiệu quả. Thì Kwfinder nổi lên như công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất thay thế LongTail Pro và Keyword Planner.

Cùng với đó, các version cũ dùng trên máy tính không dùng được nữa do phải lấy API từ Keyword Planner. Mà Google lại không cho các tài khoản free kiểm tra được số lượng tìm kiếm cụ thể. Chính vì vậy, trong bài viết này mình sẽ giới thiệu và hướng dẫn các bạn sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất- Kwfinder.

1.Giới thiệu về Kwfinder

Trang chủ: https://app.kwfinder.com/. Bạn hãy vào và check thử một từ khóa nhé.

Giao diện chính của Kwfinder

Giao diện chính của Kwfinder

Đánh giá qua của mình về Kwfinder:

Đánh giá chung hiệu quả của Kwfinder

Đánh giá chung hiệu quả của Kwfinder

  • Kwfinder cho phép bạn dùng free bản trial trong 15 ngày. Sau đó sẽ tính phí hàng tháng là 12$/ tháng (gói thấp nhất).
  • Hiện tại thì mình sử dụng gói 49$/ tháng. Vì mình Search khá nhiều và để reSearch cho cả bộ keyword một lần luôn.

Với công cụ này, bạn có thể kiểm tra từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

2.Ưu điểm và nhược điểm của Kwfinder- công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất.

Ưu Điểm:

  • Có giao diện trực quan nhất so với các công cụ tìm kiếm từ khóa trên thị trường.
  • Sử dụng trên nền Web.
  • Tính độ khó từ khóa chính xác, nhanh chóng
  • Là một trong những công cụ nghiên cứu từ khóa rẻ nhất, giúp tìm từ khóa hiệu quả.

Nhược Điểm:

  • Kết quả từ khóa bị giới hạn.
  • Không hỗ trợ nhiều bảng nghiên cứu từ khóa.
  • Không lý tưởng dùng để nghiên cứu đối thủ.
  • SERP Checker không thể tùy chỉnh chế độ xem trước.

Hướng dẫn sử dụng công cụ Kwfinder.

Kwinfinder là công cụ tìm kiếm từ khóa tốt nhất. Và tôi cũng đang dùng Kwfinder để check từ khóa cho công việc của mình ở công ty; Ở thị trường nước ngoài và check cho cả niche ở thị trường Việt Nam. Nên các bạn yên tâm là ở Việt Nam sử dụng vẫn ổn định. Chỉ có lỗi nhỏ là khi export sẽ bị lỗi font cái này mình sẽ hướng dẫn khắc phục sau.
Giao diện làm việc của Kwfinder

Giao diện làm việc của Kwfinder

Về cơ bản thì Kwfinder rất dễ sử dụng. Mình sẽ đi qua từng mục mà mình đã đánh dấu trên hình. Vậy nên dù bạn đã mua hay chưa cũng có thể thực hiện theo.

1.Suggestion.

  • Tính năng “Suggestion” sẽ trả về cho bạn những từ khóa mà nó gợi ý. Dựa trên Data nó get qua API của Google.
  • Nên sử dụng các từ khóa dài có lượng Search volume > 100 và bỏ qua các từ khóa có lượng Search thấp hơn.

Ví dụ: reSearch từ khóa “điện thoại di động”.

 ReSearch từ khóa “điện thoại di động”

ReSearch từ khóa “điện thoại di động”

Tính Năng Suggestion:

  • Phần bảng bên tay trái (khoanh đỏ) là tùy chọn tìm kiếm mặc định. Sau khi Search, bạn sẽ được hiển thị 1 List rất nhiều các từ khóa. Ít nhất từ 3 từ trở lên mà công cụ đã gợi ý cho bạn.
  • Bên bản góc dưới bên tay phải (khoanh xanh). Bạn sẽ nhìn thấy top 10 page 1 trong Google SERP (trang kết quả tìm kiếm của Google – Search engine results page) của từ khóa mà bạn click.

Ngoài ra, các thông số như DA, PA, Độ cạnh tranh SEO sẽ giúp cho bạn phân tích được đối thủ của mình.
Nếu bạn muốn có thêm thông tin cụ thể về Google SERP, bạn có thể dùng công cụ khác là SERPChecker. Đây cũng là một công cụ của Mangools.

  • Công cụ này bạn không cần phải mua riêng mà nó đã góp chung với Kwfinder. Nghĩa là bạn chỉ cần mua Kwfinder thì có thể được sử dụng SERPChecker và ngược lại.
  • Sắp tới trong tháng 5 năm nay, Mangools sẽ ra mắt thêm SERPWatcher . Bạn cũng sẽ được sử dụng mà không mất thêm chi phí nào nếu như bạn đã mua Kwfinder hoặc SERPChecker.

2. Autocomplete

Tự động thêm các từ phụ đứng sau Seed keyword mà bạn nhập vào. Tính năng này giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng với Seed keyword. Với niche ngách, từ khóa ngách trong lĩnh vực của bạn mà có thể bạn chưa nghĩ ra.
Tính Năng Autocomplete

Tính Năng Autocomplete

Về cơ bản, các đề xuất sẽ giống như bạn thấy trong lúc nhập vào ô tìm kiếm của Google
Google Suggest Box

Google Suggest Box

Nếu bạn đã từng sử dụng UberSuggest, bạn sẽ quen với phương pháp nghiên cứu từ khóa này. Mặc dù, nó bị hạn chế kết quả được tìm thấy so với Kwfinder- công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất.

3. Question

Cá nhân mình rất thích tính năng này của Kwfinder. Nó giúp bạn phát triển nội dung website, tăng thêm traffic với các từ khóa tìm kiếm thông tin thông dụng.
Nó thu thập các từ khóa information bằng cách thêm các tiền tố nhất định vào từ khóa. Chẳng hạn như:

  • Tại Sao …
  • Cách làm …
  • Ở đâu …
  • Khi nào …
  • Ai …

Tính Năng Question

Tính Năng Question

Tính năng này được sử dụng như phương pháp thay thế cho Quora, Reddit, AnswersYahoo nếu bạn lười tìm kiếm trên đó, nhưng do hạn chế về kết quả hiển thị trong Kwfinder mình khuyên các bạn không nên bỏ qua chúng.
Phần 4, 5, 6 để bạn nhập từ khóa, chọn quốc gia, chọn ngôn ngữ mà bạn muốn research. Có thể chọn vị trí xuống các cấp như Thành Phố, Tỉnh …

Đánh giá độ khó từ khóa và Bộ Lọc từ khóa.

Keyword Difficulty

Keyword Difficulty

  • Một tính năng giúp chúng ta đánh giá được độ khó của từ khóa một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.
  • Mặc dù, với mỗi một công cụ reSearch từ khóa thì số liệu và mức độ đánh giá từ khóa là khác nhau. Nhưng vì ở Kwfinder số liệu được cập nhật thường xuyên nên mức độ tin cậy cao hơn.

Kwfinder không chỉ tính toán điểm số độ khó cho bất kỳ từ khóa nào (dựa theo dữ liệu của Majestic). Mà nó còn cho chúng ta một bảng độ khó từ khóa chung.
Bảng độ khó từ khóa

Bảng độ khó từ khóa

  • Để xem độ khó của từng từ khóa. Bạn click vào hình kính lúp để hiển thị độ khó. Đồng thời top 10 từ khóa đó cũng sẽ hiển thị để bạn dễ dàng phân tích tiếp đối thủ.
  • Có một điều mình không thích đó là: Không thể xem độ khó của nhiều từ một lúc.
  • Nếu bạn có một danh sách có nhiều từ khóa cần reSearch việc Click từng từ một là một điều cực kỳ bất tiện.

Độ khó từng từ khóa

Độ khó từng từ khóa

  • Với Kwfinder, mình thường dùng để reSearch thị trường Việt Nam hơn là dùng vào việc của công ty.
  • Đa số, các từ khóa dài ở Việt Nam vẫn thuộc vào mức dễ. Ít khi có từ khóa dài nào mà KD > 35-40.

Đánh giá mức độ khó ở Việt Nam.

Độ Khó Từ Khóa Thông Qua Chỉ Số KD (Keyword Difficulty)

  • KD < 34 : Dễ
  • 35 < KD < 39 : Trung bình
  • KD > 40 : Khó

Bạn có thể dùng tính năng Filter, để có thêm các từ khóa tốt nhất cho lĩnh vực của bạn.
Tính Năng Filter

Tính Năng Filter

Bạn nên tập trung vào các từ khóa có độ khó thấp và dễ. Nó giúp bạn dễ SEO và có lượng content lớn nhằm: Tăng thêm traffic và dễ dàng trỏ internal link qua lại với nhau.

Kết Luận

  • Ngoài một số điểm trừ mà mình đã nêu ra ở trên thì mình khá thích nó. Công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất- Kwfinder không giúp bạn trực tiếp theo dõi đối thủ. Nhưng nó khá hữu dụng khi kết hợp với các công cụ khác như: Ahrefs hoặc SEMRush.
  • Về cơ bản, Kwfinder khá dễ sử dụng. Mình sẽ hướng dẫn sử dụng nâng cao sau khi bắt đầu vào quá trình xây dựng Authority Site.

Chúc các bạn reSearch được một bộ từ khóa tốt nhất cho lĩnh vực kinh doanh Online của mình cùng với Kwfinder- công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất 2017
Nếu muốn tìm hiểu thêm về Digital Marketing, hãy đến với khóa học Facebook Marketing Online của chúng tôi- PA Marketing để được tìm hiểu 1 cách chi tiết nhất.

Nguồn: Hoàng Kang Blog



Bài viết liên quan