Hướng dẫn viết và tối ưu thẻ Meta Description chuẩn SEO

Hướng dẫn viết và tối ưu thẻ Meta Description chuẩn SEO

Hầu hết các SEOer ai cũng biết về tầm quan trọng của thẻ Meta Description hay còn gọi là thẻ mô tả. Thẻ Meta Description từng là một trong những yếu tố xếp hạng Website của Google. Việc tối ưu thẻ Meta Description sẽ giúp Website có một thứ hạng tốt trên Google.

Tuy nhiên, hiện tại thì thẻ Meta Description không còn được google sử dụng để xếp hạng Website nữa. Mặc dù vậy, thẻ Meta Descriprtion vẫn có vai trò rất lớn trong SEO. Bởi thẻ Meta Description là một trong những yếu tố giúp: Thu hút người đọc đến với Website của bạn. Hãy cùng PA Marketing tìm hiểu cách viết thẻ meta description chuẩn SEO

1. Thẻ Meta Description là gì?

Thẻ Meta Description của trang: Cung cấp cho Google và các công cụ tìm kiếm bản tóm tắt nội dung của trang.  Trong khi tiêu đề trang có thể là vài từ hoặc cụm từ. Thì thẻ mô tả của trang phải là một vài câu hay một đoạn. Nó mô tả khái quát về nội dung sẽ đề cập tới trong bài viết. Cũng giống như thẻ tiêu đề, thẻ miêu tả cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình Onpage mà chúng ta không thể bỏ qua. Ngoài ra, thẻ mô tả còn đóng vai trò quan trọng khi: Thu hút được người dùng đến với Website của bạn. Từ đó giúp tăng thứ hạng Website trên Google.

2. Tại sao phải tối ưu thẻ Meta Description

  • Mặc dù, hiện tại thì: Thẻ Meta Description không tác động trực tiếp đến việc Google xếp hạng Website của bạn. Tuy nhiên, thẻ meta descripion lại có ảnh hưởng gián tiếp đến xếp hạng. Việc viết thẻ mô tả sẽ giúp gia tăng tỷ lệ click (CTR) vào Website. Từ đó, giúp Website thu về một lượng lớn khách hàng ghé thăm và tỷ lệ CTR.
  • Bất kỳ người dùng nào khi tìm kiếm một thông tin nào đó: Họ thường đọc qua thông tin của kết quả tìm kiếm trước khi click vào đường dẫn của kết quả. Vì vậy, thẻ title cùng với thẻ meta description là: Những thông tin đập vào mắt người đọc đầu tiên; Trước khi họ truy cập vào Website. Trong khi đó, thẻ tiêu đề của bạn lại quá ngắn. Điều này, làm cho việc truyền đạt thông tin quảng cáo đến người dùng trở nên khó khăn hơn. Và lúc này, thẻ mô tả sẽ phát huy tác dụng. Đây chính là lý do giải thích cho câu hỏi: Tại sao phải tối ưu thẻ meta description?

3. Công dụng của thẻ meta description

Công dụng mang lại của thẻ mô tả đối với 1 website là rất nhiều. Tuy nhiên, sau đây mình sẽ giới thiệu đến bạn 3 công dụng cơ bản nhất của thẻ mô tả:

  • Miêu tả nội dung trang một cách chính xác và ngắn gọn
  • Đóng vai trò như một cụm từ quảng cáo ngắn giúp: Người dùng biết có nên Click vào đường dẫn hay không.
  • Hiển thị những từ khóa hướng tới của bài viết. Giúp mô tả nội dung cho người tìm kiếm. Một meta decription tốt, hấp dẫn, nội dung có ich sẽ thu hút được nhiều người click vào đường dẫn hơn. Từ đó, giúp tăng lượng truy cập vào website của bạn. Đối với những trang hướng tới từ khóa, có sự cạnh tranh cao thì: Thẻ meta decription là yếu tố giúp thu hút traffic từ các search enginers thông qua trang của bạn. Ý định và động cơ của những người tìm kiếm là khác nhau và thường không rõ ràng. Vì vậy, thẻ meta decription quan trọng hơn nhiều so với các từ khóa tìm kiếm thông thường.

4. Hướng dẫn tối ưu thẻ meta description

 Hướng dẫn tối ưu thẻ meta decription

Tối ưu thẻ meta decription

– Thẻ mô tả chứa các thông tin quan trọng, có ích, phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người đọc

  • Thẻ meta description không nhất thiết phải có cấu trúc câu. Bạn có thể thêm các dữ liệu có liên quan tới trang: Mẫu tin, liệt kê các câu hỏi, thông tin khái quát về bài viết… Các thông tin này phải là những thông tin bổ ích và thu hút được người dùng.
  • Nếu như các trang về sản phẩm có chứa các thông tin về: Giá cả, ngày tháng, nhà sản xuất… Thì những thông tin này có thể đưa vào hết trong thẻ meta description.

– Không nên lặp lại description cho mỗi trang

  • Việc sử dụng các mô tả trùng lặp hoặc tương tự trên tất cả các trang: Sẽ không có ích khi từng trang xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Trong trường hợp này, Google sẽ không ưu tiên hiển thị thẻ meta description. Bạn cần phải phản ánh đúng nội dung của từng trang bằng các mô tả chính xác. Bạn cần phải tìm hiểu từ khóa đề cập đến trong bài viết là gì? Nội dung đề cập đến trong bài viết? Từ đó viết những câu mô tả, ngắn gọn và súc tích nhất. Điều này sẽ làm cho người dành sự quan tâm đặc biệt đến bài viết của bạn. Từ đó, họ sẽ ghé thăm website và tăng tỷ lệ CTR trên web của bạn.
  • Nếu bạn không có thời gian để tạo mô tả riêng cho từng trang thì: Bạn nên liệt kê các thành phần tối ưu trên Web của bạn. Mục đích là: Đưa những thông tin quan trọng nhất trên Website đến với khách hàng.

– Tối ưu độ dài thẻ meta description đối với công cụ tìm kiếm

Để tối ưu thẻ meta description thì: Độ dài của phần mô tả của bạn nên chứa khoảng 150-160 ký tự. Bạn có thể viết dài hơn, tuy nhiên bạn nên nhớ rằng: Công cụ tìm kiếm thường cắt đi đoạn dài hơn ký tự. Vì thế, tốt nhất nên để độ dài thẻ mô tả vào khoảng 150-160 ký tự. Trong 150-160 ký tự này bạn cần phải tạo một đoạn miêu tả thật hấp dẫn. Có như vậy, thì người đọc mới click vào đường dẫn của bạn.

– Sử dụng từ khóa trong thẻ mô tả

  • Để tối ưu thẻ meta keyword thì: Khi bạn đặt từ khóa trong thẻ mô tả, sẽ giúp bạn tăng khả năng click của người tìm kiếm đối với nội dung của Website.
  • Google và các công cụ tìm kiếm khác đều bôi đậm từ khóa trong phần mô tả khi: Từ khóa trùng hoặc phù hợp với truy vấn tìm kiếm.

Trên đây là các cách giúp bạn tối ưu thẻ meta description sao cho: Bài viết của bạn sẽ thu hút được nhiều lượng ghé thăm của người dùng nhất. Khi website nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng sẽ giúp tăng thứ hạng Website của bạn. Đồng thời, việc này sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh online hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công!

Để tìm hiểu thêm các kiến thức khác về SEO. Bạn click: TẠI ĐÂY.



Bài viết liên quan