Quản trị đơn hàng trên Facebook phần 2- Thanh toán khi mua hàng

Quản trị đơn hàng trên facebook phần 2 - Thanh toán khi mua hàng

Ở bài viết trước, mình đã chia sẻ đến các bạn bài viết Quản trị đơn hàng trên Facebook phần 1- Chốt đơn hàng.
Ở bài này, mình sẽ tiếp tục chia sẻ đến các bạn phần tiếp theo về Quản trị đơn hàng trên Facebook. Mời các bạn đón đọc.
Thanh toán là một vấn đề khá nan giải đối với việc bán hàng trực tuyến tại Việt Nam nói chung và bán hàng trên Facebook nói riêng. Vì thực tế hiện nay, hầu hết các giao dịch mua hàng trực tuyến tại Việt Nam đều là các giao dịch dạng đặt mua trực tuyến nhưng thanh toán tiền mặt.

>>> Xem thêm bài viết: 11 bước cần làm khi viết content quảng cáo Facebook

Tại sao thanh toán là một vấn đề nan giải khi bán hàng trực tuyến?

  • Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm đại đa số trong các giao dịch thương mại điện tử. Trên Facebook tỷ lệ này còn cao hơn. Vì hầu hết những người bán đều là cá nhân tự kinh doanh hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên mức độ uy tín của người bán so với khách hàng còn chưa đủ mạnh như một số “ông lớn thương mại điện tử”.
  • Tiếp đến, tâm lý ngại thanh toán trực tuyến vì sợ rủi ro khi mua hàng. Yếu tố lòng tin trong thanh toán trực tuyến, công nghệ. Hiểu biết về thanh toán trực tuyến còn hạn chế ở nhiều địa phương và vùng miền. Cơ sở vật chất và hạ tầng giải pháp thanh toán cũng chưa “phủ sóng” được hết các vùng miền và tập khách hàng. Chính vì thế, thanh toán đang là vấn đề khá “khoai” và đau đầu với người bán hàng.
  • Tùy vào quan điểm kinh doanh, giá trị mặt hàng, cách bán hàng của từng người, mà mỗi bên có những hình thức thanh toán và chấp nhận thanh toán khác nhau.

Một số hình thức thanh toán hỗ trợ công việc kinh doanh trên Facebook.

1. Thanh toán 4T (“Tiền tươi thóc thật”, “Thanh toán trực tiếp” trong tiếng Việt hay COD[1] trong tiếng Anh)

Đây là hình thức thanh toán phổ biến nhất trong bán hàng online tại Việt Nam hiện nay. Phương thức thanh toán này có nhiều lợi ích cho người mua, nhưng lại rủi ro cho người bán hơn. Tuy nhiên, nếu muốn bán được nhiều hàng, người bán phải chiều theo ý khách hàng và xu hướng.

Với mô hình thanh toán 4T này bạn có thể có hai sự lựa chọn:

– Tự giao hàng và tự thu tiền hàng.

Với sự lựa chọn này, bạn và nhóm của bạn phải tự đi giao hàng và tự thu tiền hàng. Bao gồm: cước phí giao hàng (nếu tính riêng) và tiền hàng. Đồng thời, bạn chỉ có thể phục vụ được những khách hàng trong khu vực nội thành. Sẽ rất khó khăn, nếu bạn bán hàng toàn quốc hoặc muốn mở rộng quy mô. Lúc này, bạn sẽ cần đến giải pháp “thu tiền hộ”.

– Thu tiền hộ.

Đây là dịch vụ giá trị gia tăng của đơn vị cung cấp dịch vụ giao hàng cho người bán. Đồng thời thay mặt người bán thu tiền hàng hóa của người mua. Bạn cần đàm phán và ký hợp đồng với các đơn vị “Thu tiền hộ” với một số nội dung như: mức phí dịch vụ, thời gian hoàn trả tiền, thủ tục đối soát đơn hàng thành công, đơn hàng chuyển hoàn trả, thanh toán tiền… Sao cho có lợi cho bạn nhất. Vì nhiều người bán không có tiền mặt dư giả mà dịch vụ thu tiền hộ thì luôn giữ khoản tiền lớn, trong thời gian từ vài ngày đến vài tuần. Điều đó phụ thuộc vào lưu lượng hàng hóa bán hàng thực tế của bạn. Nếu bán nhiều từ vài trăm đơn hàng/ngày. Bạn có thể sẽ cần một lượng tiền mặt làm vốn lớn hơn bạn nghĩ.

2. Thanh toán trực tuyến

  • Hình thức thanh toán trực tuyến phù hợp như chuyển khoản ngân hàng, thanh toán qua cổng thanh toán, các giải pháp ví điện tử. Nếu là người bán hàng chuyên nghiệp, bạn nên có nhiều hoặc có sẵn tất cả các giải pháp thanh toán để có thể chấp nhận được nhiều hình thức thanh toán khác nhau của khách hàng, miễn là thuận lợi cho khách.
  • Ví dụ như: Bạn nên có nhiều tài khoản ngân hàng. Sử dụng các hình thức Internet Banking để thuận tiện cho cả bạn và khách. Nếu có website, bạn có thể ký hợp đồng với các công ty cung cấp dịch vụ cổng thanh toán như: Soha Pay, Ngân Lượng, Bảo Kim…Để tích hợp công cụ thanh toán này ngay trong website để dễ dàng thao tác cho khách hàng.

3. Thanh toán quốc tế

  • Khi trở thành nhà quảng cáo của Facebook, cũng có nghĩa là bạn đã và đang sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế. Vì Facebook là một công ty quốc tế. Bạn phải sử dụng thẻ thanh toán quốc thế Visa hoặc Master mới thanh toán được.
  • Nếu bạn bán hàng cho người nước ngoài, hoặc các thị trường quốc tế thì câu chuyện lại khác. Lúc này, bạn cần các công cụ thanh toán quốc tế để giao dịch với khách hàng hoặc đối tác nước ngoài. Một số hình thức thanh toán phổ biến là: Thông qua tài khoản thẻ thanh toán quốc tế Visa hoặc Master hoặc AMEX. Ngoài ra, mọi người cũng có thể sử dụng các công cụ trực tuyến như: Paypal, Perfect Money… để giao dịch tiện lợi và nhanh chóng.

Tuy nhiên, việc thanh toán quốc tế cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Bạn nên thận trọng trong việc thực hiện các hoạt động này. Chỉ nên thanh toán và giao dịch theo phương thức thanh toán nhỏ rồi mới đến thanh toán giá trị lớn dần. Tránh việc bị lừa đảo hoặc bị tấn công thông tin cá nhân để lấy cắp tài khoản.

>>> Xem thêm phần 3 của bài viết: Quản trị đơn hàng trên Facebook phần 3- Giao nhận hàng hóa.



Bài viết liên quan