Xây dựng Content Direction- định hướng dài hạn cho Fanpage

Xây dựng Content Direction- định hướng dài hạn cho Fanpage

Bạn đang quản lý 1 Fanpage cho riêng mình? Bạn đang quản lý Fanpage cho khách hàng? Và điều đau đầu của bạn là Content Direction?
Content Direction là định hướng nội dung để phát triển nội dung tổng thể cho cả chuyến dịch marketing trên diện rộng. Hoặc là định hướng nội dung trong 01 giai đoạn nào đó.

>>> Đọc thêm bài viết: Mẹo tạo Content hay trong thời gian ngắn

Để xây dựng Content Direction bạn cần:

1.Xác định khách hàng mục tiêu– Target Audience

  • Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất để xác định phải viết gì trên fanpage- Content Direction.
  • Việc đầu tiên để xác định khách hàng mục tiêu là xác định sản phẩm của bạn dành cho ai. Bạn có thể xác định qua các tiêu chí: Giới tính, độ tuổi, sở thích, sự quan tâm…
  • Lưu ý: khi xác định đối tượng xem bài: Phân biệt giữa người tiêu dùng và khách hàng mục tiêu. Có rất nhiều trường hợp người tiêu dùng không phải là đối tượng đưa ra quyết định mua hàng. Cũng không phải đối tượng bài viết của bạn nhắm đến.

Ví dụ: Bút màu vẽ, tã giấy, bánh kẹo ngọt cho trẻ… Người tiêu dùng cuối là trẻ em nhưng nội dung bài viết được “tiêu thụ” bởi những bà mẹ.

2. Lợi ích sản phẩm- Customer Insight

Cần hiểu rõ sản phẩm của mình

  • Hiểu rõ sản phẩm, đặc tính nổi trội của sản phẩm và cả điểm yếu so với đối thủ cạnh tranh. Đây là điều cần thiết để viết được một bài có giá trị.
  • Chỉ khi biết rõ sản phẩm của mình, bạn mới có thể truyền đạt được thông điệp đến khách hàng.

Lợi ích của sản phẩm là gì?

  • Customer Insight- sự thật, sự mong muốn ngầm hiểu của khách hàng. Đây là một khái niệm quen thuộc và rất cần thiết đối với người làm marketing. Và với mình thì đây thật sự là một khái niệm khó.
  • Không khó để bạn có thể tìm được 1 Insight, nhưng sẽ rất khó để tìm được insignt mạnh nhất. Việc tìm được một insight phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có phân khúc khách hàng của bạn.
  • Đừng quá tham lam, 1 nội dung (thông điệp) chỉ có thể có tác động mạnh đến một phân khúc. Cụ thể là tác động mạnh mẽ đến phân khúc đó. Ở phân khúc khác, bạn có insignt khác vì thế thông điệp và cách tiếp cận cũng phải khác đi.

Ví dụ điển hình

Nội dung ví dụ:
  • Bạn có sản phẩm– dịch vụ trị hôi nách, bạn tự tin về sản phẩm– dịch vụ của mình. Nên nhớ là nếu bạn không tự tin – tin tưởng sử dụng sản phẩm – dịch vụ của mình thì đừng giới thiệu nó cho người khác.
  • Ưu điểm sản phẩm của bạn là trị trong thời gian ngắn, không đau rát, kích ứng. Và hơn thế là có thể tự điều trị tại nhà. Khách hàng của bạn là những người bị hôi nách. Tâm lý của những người này là kém tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng đến mối quan hệ. Thậm chí đôi khi mất đi nhiều cơ hội trong cuộc sống. Họ muốn điều trị nhưng ngại quá trình phức tạp, chưa hiểu rõ sản phẩm – dịch vụ.
Cụ thể là:
  • Theo mình insignt trong trường hợp này là: Tự tin giao tiếp (tiếp xúc với người khác). Bạn có thể tiếp cận với đối tượng này bằng việc giúp họ tự tin hơn trong giao tiếp. Kể cả việc tiếp xúc gần với người khác (chứ không đơn thuần giúp họ hết hôi nách). Kèm theo đó là những ưu điểm sản phẩm – dịch vụ của bạn.
  • Những yếu tố cộng thêm như: tiện lợi, không đau, điều trị tại nhà…. Điều đó sẽ thúc đẩy người dùng mạnh dạn sử dụng sản phẩm – dịch vụ.
Kết luận:

Vậy, cần xác định được giá trị sản phẩm – dịch vụ, những lợi ích sản phẩm mang lại. Đồng thời cũng phải xác đinh được những mong muốn tiềm ẩn của khách hàng. Bạn sẽ xây dựng được nội dung đánh đúng vào điều “ước mơ thầm kín” của họ. Bài viết của bạn dường như “dành riêng cho họ” và đương nhiên họ sẽ bị thuyết phục bởi bạn.

3. Content đơn thuần là câu chữ

  • Khái niệm không mới, mình chỉ nhắc nhớ một chút thôi. Content không phải chỉ là nội dung mà còn bao gồm hình ảnh.
  • Sự thật, điều “đập” vào mặt người tiêu dùng đầu tiên không phải là câu chữ mà là hình ảnh. Hình ảnh phải phù hợp với nội dung, thể hiện được nội dung đó, là yếu tố phụ trợ để diễn đạt nội dung. Thỉnh thoảng mình vẫn thấy rất nhiều content trên facebook có những ảnh không liên quan. Hay đôi khi content chạy theo trend 1 cách mù quáng.
  • Một số bạn vẫn hay cố gắng lách luật “20% text” của Facebook. Tuy nhiên mình thấy không cần thiết, cố gắng để số lượng chữ trên ảnh vừa (<=20%) là đủ. Việc để chữ quá nhiều, nhỏ và rối cũng không mang lại hiệu quả cao.

4. Một fanpage nên có nội dung gì?

  • Ngoài nội dung chính nói về sản phẩm- dịch vụ. Một fanpage nên có những nội dung bổ ích khác để thu hútgiữ chân
  • Những nội liên quan này là gì? Quay lại bước 1 và 2. Khách hàng của chúng ta là ai và họ quan tâm đến điều gì. Cố gắng chọn lọc những nội dung có ích và liên quan đến sản phẩm.

Muốn tìm hiểu kĩ hơn về Fanpage Facebook. Mời bạn tham khảo khóa học Facebook Marketing toàn diện của PA Marketing. Nơi cung cấp tất tần tật những kiến thức Facebook từ cơ bản đến nâng cao.

Ví dụ:

Phụ nữ (25-35 tuổi), sản phẩm chăm sóc da => content direction bổ trợ là: Tip làm đẹp từ thiên nhiên (Thực phẩm, yoga, chăm sóc da từ thực phẩm thiên nhiên).  Những giá trị tinh thần cho phụ nữ (Quote, những bài viết cổ động tinh thần, thấu hiểu, tâm sự)…

  • Việc có những nội dung ngoài sản phẩm dịch vụ không chỉ giúp bạn thu hút, duy trì fan. Mà còn giúp fanpage hoạt động một cách đều đặn. Thu hút thêm khách hàng tiềm năng. Những khách hiện tại chưa có nhu cầu nhưng cùng mối quan tâm – ví dụ làm đẹp ở trên. Và tạo thiện cảm, niềm yêu thích với thương hiệu nếu bạn làm tốt.

5. Tôi có thể tìm ý tưởng từ đâu?

Đối thủ:

  • Không cần mất quá nhiều công sức, dạo 1 vòng quanh tường nhà đối thủ. Bạn sẽ biết ngay được họ đang làm gì? Đang biết gì? Direction là được quan tâm (tương tác cao) mà chưa cần test ngay trên sân nhà mình.
  • Dạo quanh nhà đối thủ, bạn cũng có thể bước đầu định hình page mình 1 direction rồi đấy. Còn chuyện có khác biệt hay không một xíu nói sau. Ghi nhớ là tìm đối thủ nào “pro” một tí mà quan sát nhé.

Google:

  • Khi đã xác định được thế mạnh sản phẩm, khách hàng mục tiêu và điều họ quan tâm rồi. Bạn hãy gõ các từ khóa đó vào google, từ chung chung đến cụ thể.
  • Gõ các từ chung chung sẽ giúp các bạn tìm được khá nhiều idea. Tuy nhiên có thể gặp phải trường hợp không bám sát nội dung. Trong trường hợp này bạn thu hẹp từ khóa lại, làm vài lần sẽ quen thôi.
  • Việc sử dụng những nội dung, ý tượng, gợi ý trên google với mình là không xấu. Tuy nhiên, nhớ edit lại cho phù hợp văn phong, cách tiếp cận để phù hợp với cái khách hàng mục tiêu mong đợi. Phù hợp với hong cách, văn phong fanpage bạn đang xây dựng nhé.

Trang mạng xã hội cùng Target Audience:

  • Phần này rất hữu ích cho việc xây dựng những nội dung “không brand” của các bạn đấy.
  • Những trang mạng (fanpage, blog, báo…) này là những trang khách hàng mục tiêu của bạn quan tâm và bị thu hút… Bạn có thể tìm kiếm những idea viết bài ở đây. Nhưng nhớ là chỉ lấy idea thôi nhé. Nên viết lại để phù hợp với văn phong page và có cách tiếp cận riêng với Target Audience. Hình ảnh cũng tìm và làm mới lại nhé.

Khác:

Bạn cũng có thể tìm kiếm các ý tưởng cho minhg tại: tạp chí, báo online chuyên mục…

Nói 1 chút về sự khác biệt. Nếu có khả năng sáng tạo ra những thứ hoàn toàn mới, khác biệt, thu hút thì tuyệt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, làm mới những thứ đang có cũng là sự khác biệt.

Ví dụ:

  • Cùng 1 nội dung nhưng thay vì trình bày theo cách viết bài thông thường. Bạn có thể sự dụng infografic, tranh vẽ với những hình ảnh sinh động và bắt mắt hơn.
  • Cùng là một nội dung nhưng cách tiếp cận, mở đầu của bạn khác đi, đúng tâm lý, hình ảnh được đầu tư kĩ lưỡng hơn… Cũng đủ ấn tượng và khác biệt rồi…

Bạn có thể tìm kiếm các ý tưởng qua:

  1. Xem trang web, fanpage…đối thủ
  2. Nghiên cứu kỹ sản phẩm, dịch vụ…tìm điểm khác biệt
  3. Thấu hiểu khách hàng mục tiêu, xây dựng persona
  4. Báo mới
  5. Tham chiến tại điểm bán, tiếp xúc trực tiếp khách hàng
  6. Nghĩ ra các cụm từ khóa liên quan, search google
  7. Nghĩ ra các cụm từ khóa liên quan, search youtube
  8. Hỏi bạn bè, group, chuyên gia…
  9. Tìm các trang cùng chủ đề bằng tiếng anh, tham khảo
  10. Sử dụng Keyword Planner
  11. Sử dụng Google Analytics
  12. Sử dụng kết quả click từ Google Adwords
  13. Sử dụng Google Trends
  14. Xem các mẫu quảng cáo liên quan)

6. Quy trình quản lý fanpage “khỏe re”

  • Ngày nào cũng phải viết bài, trưa đăng thì sáng tìm idea rồi viết muốn “tụt quần”. Quay đi quẩn lại là hết một ngày là vấn đề không ít người gặp phải. Mách các bạn một mẹo nhỏ của mình. Hi vọng là sẽ hữu ích và cải thiện tình hình này được phần nào vấn đề này cho cả nhà nhé!

Quy trình quản lý Fanepage:

1.Xác định trước số lượng bài viết:

  • Khi bạn đã xác định được Content Direction cho page của mình rồi. Bạn cũng nên xách định số lượng bài viết cho mỗi direction đó. Thậm chí ngày nào cho direction nào.
  • Ví dụ page sản phẩm chăm sóc da của bạn có 3 direction chính: Sản phẩm, tip chăm sóc qua, Quote cho nữ. Bạn nên chia ra: Sản phẩm (30%), Tip chăm sóc da (40%), Quote (30%). Sản phẩm: 2post/ tuần, Tip chăm sóc da: 3 post/tuần, Quote 2 post/ tuần. Và ấn định xen kẽ những nội dung này với nhau, ngày nào post nội dung nào luôn thì càng tốt.

2.Lập tiến trình  làm việc:

  • Bạn nên tự sắp xếp thời gian làm việc của mình. Quyết định dành 1 hay 2 ngày để làm content cho cả tuần hay nửa tháng (tùy bạn).
  • Bạn tập trung lên ý tưởng cho từng ngày trong tuần đó rồi viết bài, tìm hình ảnh minh họa phù hợp, brief design.
  • Trong trường hợp cần gửi khách hàng duyệt bài bạn càng nên làm như vậy. Gửi nội dung trước từ 1-2 tuần để có thời gian feeback qua lại và design làm hình.

3.Chuẩn bị trước nội dung:

  • Việc chuẩn bị trước nội dung này sẽ giúp bạn quản lý được thời gian. Có thể làm những việc khác và phối hợp ăn ý với các bộ phận (thiết kế, khách hàng..).
  • Giúp bạn định hướng trước hướng nội dung của mình, tránh bị động. Để rồi đến ngày, giờ ráng “nặn” ra idea để viết. Như vậy vừa không có chất lượng và cũng không định hướng được nội dung.

4.Note lại các idea:

  • Dân copywriter thì tranh thủ ghi lại idea mọi lúc mọi nơi nhé. Nếu đã ấn định được cần làm gì, thấy idea nào hay ho liên quan thì nhớ note lại. Đến khi cần viết bài thì lôi ra. Vừa tiết kiệm thời gian lại rất thiết thực nữa đấy.

5.Thường xuyên theo dõi Fanepage của bạn:

  • Ngoài những vấn đề trên thì các bạn cứ theo dõi fanpage của mình thường xuyên sẽ biết nội dung nào hiệu quả, nội dung nào chưa.
  • Đồng thời quan sát đối thủ, các trang mạng cùng audience, ngâm cứu rồi tìm ra cách định hướng mới.
  • Bắt kịp xu thế mà, nhất là mạng xã hội nữa, nên việc cải tiến chắc chắn là không thể không làm rồi.

Hi vọng những nội dung trên thực sự hữu ích với các bạn. Chúc bạn thành công!
Tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích về Facebook. hoặc trên trang web PA Marketing



Bài viết liên quan