19 nguyên nhân khiến Website của bạn không xuất hiện trên Google- P1

19 nguyên nhân khiến Website của bạn không xuất hiện trên Google- P1

Là 1 nhà quản trị Website, bạn có biết nguyên nhân khiến Website không xuất hiện trên Google là gì không? Trong khi bạn và đội ngũ nhân viên của mình ra sức SEO cho Website nhưng kết quả nhận được lại là con số 0 tròn trĩnh.

Không chỉ bạn, cũng có rất nhiều nhà quản trị Website gặp phải vấn đề: trang web của họ không hề xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm. Có thể có rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà Website của bạn không xuất hiện trên công cụ tìm kiếm. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn 19 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc này. Cùng tìm hiểu nhé!

1.Nguyên nhân khiến Website không xuất hiện trên Google đầu tiên đó là: Website của bạn đang sử dụng Frame.

 Website của bạn đang sử dụng Frame

Website sử dụng Frame

Đây chính là yếu tố đầu tiên mà bạn cần kiểm tra, đảm bảo để Website dễ hiển thị trên Google. Có khá nhiều công cụ tìm kiếm gặp rắc rối với Frame.

  • Các công cụ tìm kiếm thường chỉ lập chỉ mục (Index) với những trang có đặt Frame. Chứ không hề liên quan tới nhứng trang Frame biệt chứa nội dung thực.
  • Trang Frame thì thường không có thẻ Meta, tiêu đề và nội dung đầy đủ xuất hiện trên Search Engine.

Giải pháp cho vấn đề này là:

Hãy tránh sử dụng Frame.
Nếu buộc phải sử dụng Frame, bạn cần phải lưu ý rằng:

  • Bổ sung phần mô tả cho Website của bạn, để các công SE có thể lập chỉ mục bài viết. Và bạn cũng nên bổ sung thêm 1 đường link đến trang chủ của mình tại đó.
  • Bổ sung thêm 1 vài đoạn JavaScript để buộc các trang Frame thành Frameset. Điều này sẽ cản trở người duyệt Web tình cơ xâm nhập vào 1 trang Web đơn lẻ.

Ví dụ đoạn mã:
“— if (top.location.href == self.location) {
top.location.href = “URL of your frame file”; }”

2.Submit trang Web quá thường xuyên.

 Submit trang Web quá thường xuyên

Submit Website quá thường xuyên

Không phải cứ liên tục Submit trang Web là tốt đâu nhé! Việc Submit trang Web cũng cần phải có kế hoạch và “đủ liều”. Chính vì vậy, việc Submit quá liều cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến Webiste không xuất hiện trên Google.

  • Để đưa Website lên Google, bạn đừng nên Submit Website nhiều hơn 1 lần/ 1 tháng.
  • Hầu hết, các công cụ tìm kiếm sẽ cho ràng việc Submit thường xuyên Website là Spam. Và đương nhiên Website của bạn sẽ bị bỏ qua, đồng nghĩa với việc Google Index sẽ không cập nhật dữ liệu trên Webiste của bạn.

Hậu quả của việc Submit thường xuyên Website:

  • Việc này sẽ được Google coi là Spam, nó sẽ đem lại kết quả ngược lại với mong muốn của bạn.
  • Nếu việc Submit ngày càng nhiều, SE nhận ra ý đinh Spam và sẽ phạt, cấm trang của bạn trong danh mục hiển thị.
  • Website của bạn sẽ tự làm giảm giá trị của mình trong danh mục của SE. Tệ hơn là trở thành các Backlist như trong Email.

Giải pháp:

  • Chuẩn bị 1 Website chất lượng với đầy đủ nội dung. Để SE khẳng định lĩnh vực liên quan mà các nhà quản trị Web không cần phải lặp lại các từ khóa quá nhiều mà không có lý do. Nó sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc cố gắng đánh bại các Website khác.
  • Hãy đợi ít nhất 4 tuần sau mỗi lần Submit. Bởi sau khi bạn Submit, sẽ phải mất đến 4 tuần để Submit của bạn được chuyển tới SE. Sau đó tìm kiếm URL trang của bạn. Nếu bạn tiếp tục Submit thì nguy cơ thất bại sẽ cao hơn rất nhiều. Đặc biệt, người dùng rất khó chịu với những Website sử dụng biện pháp này.

3.Website của bạn không cho Robot lập chỉ mục trang Web.

Website của bạn không cho Robot lập chỉ mục trang Web

Website không cho phép Robot lập chỉ mục

Đây chính là nguyên nhân khiến Website không xuất hiện trên Google mà bạn không thể bỏ qua. Sẽ là điều vô cùng đáng tiếc nếu như đặt địa vị:

  • Bạn là 1 công ty chuyên cung cấp các dịch vụ Marketing như PA Marketing. Bạn luôn không ngừng cố gắng để có được vị trí cao nhất trên SE cho khách hàng của mình.
  • Nhưng rồi bạn nhận ra rằng: các SE và các chương trình Robots không thể vào đọc được các dữ liệu trên Website. Bởi khách hàng của bạn đã vô tình chặn chúng.

2 cách chặn Robots với 1 file text đơn giản trong Directory gốc của Host Server; Hoặc với 1 thẻ Meta nào đó trên Website.

Cách 1: Host Sever có thể có 1 file Text có tên: “robots.txt” trên Directory gốc:

  • Nó chứa những quy tắc cho các SE. Nhưng quy tắc trong file “robots.txt” này sẽ đi theo Robots Exclusion Protocol. Một tài liệu thiết kế giúp nhà quản trị mạng và tác giả của Spider thống nhất đường để dẫn về danh mục cho các trang Web.
  • Nội dung file “robots.txt” bao gồm 2 lệnh: “User-agent” và “Disallow”.

“User-agent” là lệnh làm rõ tên của Robot mà lệnh sẽ áp dụng lên. “*” có thể là bất cứ Robot nào bạn muốn.

“Disallow” là lệnh làm rõ 1 phần URL sẽ không được lập chỉ mục bởi Web Robot nội dung.
“—
User-agent: *
Disallow: /
—”

Lưu ý:

  • Lệnh trên sẽ báo cho tất cả các chương trình Spider tránh Website của bạn. Nếu như bạn tìm thấy file text có nội dung như vậy trong Directory gốc của Host Server. Bạn hãy xóa chúng ngay lập tức.
  • Đoạn nội dung này có ý nghĩa: Không SE nào được phép lập chỉ mục cho Website của bạn.
  • Ngay cả khi file “robots.txt” không chứa lệnh trên. Bạn cũng phải chắc chắn rằng: Cấu trúc cú pháp phải đúng. Nếu 1 file có cấu trức cú pháp sai, nó cũng sẽ ngăn chặn không cho các SE và Spider lập chỉ mục cho Website của bạn.

Cách 2: Thẻ Meta Robot.

Nếu bạn thấy trong thẻ HTML xuất hiện:
“—
< meta NAME=”robots” CONTENT=”noindex,nofollow”>

Bạn nên thay bằng đoạn sau:

< meta NAME=”robots” CONTENT”=”index,follow”>
—”
Hãy xóa chúng nếu bạn muốn đưa Website lên Google nhé! Hãy đảm bảo rằng tất cả SE có thể lập chỉ mục cho Website của bạn.

4.URL Website của bạn có chứa ký tự đặc biệt.

URL Website của bạn có chứa ký tự đặc biệt

URL Website chứa ký tự đặc biệt

  • Có 1 số lượng Website không nhỏ gặp rắc rối với các SE vì URL Website có chứa các ký tự đặc biệt- Nguyên nhân khiến Website không xuất hiện trên Google mà không ít Website gặp phải. Các ký tự được coi là cản trở SE là: “&, $, =, %, ?”
  • Các ký tự này thường có trong các trang Web có thiết kế động.

Hậu quả:

  • Đôi khi chúng làm cho các SE lặp lại các vòng lặp vô hạn.
  • SE thưỡng bỏ qua những trang Web có URL chứa các ký tự đặc biệt.

Hotbot khuyên bạn nên Submit các Website với các dấu gạch chéo thay vì sử dụng các ký tự đặc biệt trong URL.

5.Từ khóa mà bạn sử dụng không phù hợp.

Từ khóa mà bạn sử dụng không phù hợp

Sử dụng từ khóa không phù hợp

  • Cách SEO 1 từ khóa lên Top Google là điều mà SEOer nào cũng quan tâm. Nhưng việc lựa chọn sai từ khóa cũng chính là nguyên nhân khiến Website không xuất hiện trên Google. Dù bạn đã rất cố gắng.
  • Từ khóa mà bạn sử dụng trên Website rất quan trọng quyết định việc bạn có thể được tìm thấy tại các mục phù hợp hay không.

Ví dụ:

Website của bạn bán các khóa học Facebook.

  • TITLE : Facebook toàn diện, khóa học Facebook
  • META NAME=”description” CONTENT=”các khóa học Facebook, Facebook chuyên sâu, Facebook cơ bản, Facebook nâng cao”.
  • META NAME=”keywords” CONTENT=”facebook, facebook marketing, học facebook”

SE lập chỉ mục với từ khóa:

Có 1 số SE lập chỉ mục với các từ khóa trong thẻ META. Nhưng 1 số khác như Google, AllTheWeb/FAST lại không.

  • Với các SE lập chỉ mục với từ khóa trong META: Điều quan trọng là bạn phải sử dụng các từ khóa trên Website giống trong META.
  • Một số SE sẽ đánh giá là Spam nếu từ khóa trong thẻ META không xuất hiện trên đoạn text trong Website của bạn.

Điều quan trọng để Google Index chính là nội dung:

Không thể phủ nhận rằng: Điều quan trọng nhất để Wesite dễ hiển thị lên Google chính là nội dung. Nó chính là yếu tố quan trọng nhất để lọt vào danh sách của các SE.

  • Các SE cần text và càng nhiều text thì càng tốt. Nhưng chúng phải chất lượng.
  • Hãy đảm bảo nội dung trên Website của bạn chưa những từ khóa quan trọng. Và đừng quên chỉ nên sử dụng các từ khóa trong thẻ META cho từ khóa cho Website của bạn.

Cách kiểm tra từ khóa của bạn với Hompage:

  • Tìm đến trang web: “ww.live-keyword-analysis.com”
  • Nhập 3 từ trong từ khóa ở thẻ META của bạn vào ô “keyword”
  • Để trống ô “Ratio”
  • Copy và Paste phần text của Hompage vaò Edit và nhấn Update.
  • Hãy nhìn vào ô Ratio. Nếu từ khóa có Ratio là 0% thì bạn hãy sửa lại từ khóa trên Website của mình.

Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân khiến Website không xuất hiện trên Google phần 1. Bạn cũng có thể tìm hiểu nhiều hơn về Facebook Marketing từ A đến Z tại Website của chúng tôi. Đón đọc phần 2 và phần 3 của bài viết tại website pamarketing.vn nhé! Chúc bạn thành công.



Bài viết liên quan