Các khái niệm cốt lõi về Google Analytics

Google Analytics nâng cao

Bạn đang kinh doanh? Hay bán hàng online?… Chắc hẳn bạn đều biết đến phần mềm miễn phí vô cùng hữu ích của Google- Google Analytics.
Google Analytics là sản phẩm được các nhà Marketing trong giới Internet sử dụng. Nhằm đối chọi lại với giới Webmaster và giới kỹ thuật. Trong khi nền công nghiệp phân tích web đang ngày càng phát triển.
Để sử dụng các dịch vụ của Google Analytics. Thứ duy nhất bạn cần chỉ là 1 tài khoản Gmail (Google Gmail).
Đều đã sử dụng nhiều, nhưng bạn có biết những khái niệm cốt lõi nhất của Google Analytics không? Cùng tìm hiểu nhé!

1.Tổng quan về Google Analytics:

Google Analytics là gì?

  • Google Analytics hay nói 1 cách dễ hiểu là phần mềm giúp bạn theo dõi hành vi người dùng.
Tổng quan về Google Analytics
Theo dõi lượng người truy cập trang web
  • Google Analytics là 1 công cụ phân tích dữ liệu web miễn phí. Giúp bạn tạo ra những trang web hiệu quả. Tăng tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư cho các chiến dịch tiếp thị.
Tổng quan về Google Analytics
Phân tích trang web cấp doanh nghiệp

Với Google Analytics, bạn có thể:

  • Có đủ thông tin cần thiết để chỉnh sửa trang web và nội dung.
  • Tăng lượng chuyển đổi.
  • Đo lường hiệu suất từ khóa và quảng cáo.
  • Theo dõi 1 loạt các chỉ số khác nhau.

Google Analytics là câu trả lời cho 5 câu hỏi quan trọng bậc nhất:

Tổng quan về Google Analytics
Google Analytics là câu trả lời cho 5 câu hỏi quan trọng bậc nhất

1.Người dùng sử dụng trang web của tôi như thế nào?
2.Làm thế nào để tôi thực hiện chiến dịch quảng cáo hiệu quả?
3.Nội dung trang web của tôi có hấp dẫn không?
4.Tại sao người dùng không thực hiện mua hàng qua trang web?
5.Làm thế nào để cải thiện mức độ tương tác của trang web?

2.Google Analytics là công cụ phân tích website phổ biến bậc nhất Thế Giới.

Google Analytics phổ biến tới mức nào? Theo thống kê của MarketingLand.com thì:

  • Google analytics được cài đặt trên hơn 10 triệu websites.
  • 60% các website thuộc top 10.000 sử dụng Google Analytics.
  • 50% các website thuộc top 1 triệu sử dụng Google Analytics. Những người sở hữu website đăng kí tài khoản Google Analytics. Không phải chỉ vì nó miễn phí (và phổ biến) mà còn vì nó thực sự có ích. Bạn có thể nhận được vô số những hiểu biết về website của bạn. Google đã làm phần mềm này đơn giản nhất có thể. Những người mới bắt đầu cũng hoàn toàn có thể sử dụng tốt.

3.Google Analytics hoạt động như thế nào?

Google Analytics hoạt động như thế nào?
Google Analytics hoạt động như thế nào?

Một vài tính năng cơ bản:

  • Theo dõi lượng truy cập và các thông tin tổng quan như: người dùng, số phiên, số lần xem trang, thời gian trung bình, tỷ lệ thoát… Đây là những chỉ số quan trọng đối với mỗi website.
  • Kiểm soát lượng người dùng truy cập website theo thời gian thực.
  • Phân tích người dùng dựa trên các dữ liệu nhân khẩu học: nhóm tuổi, vị trí, sở thích, giới tính… Và nhiều loại dữ liệu khác.
  • Phân tích sức thu hút của website, chi tiết theo các nguồn lưu lượng truy cập khác nhau.
  • Theo dõi hành vi người dùng trên website.
  • Liên kết với các công cụ khác của Google như: Webmaster Tools, Adwords, Adsence…

Quy trình hoạt động của Google Analytics:

Từ lúc thu thập dữ liệu cho đến khi xuất ra báo cáo. Google Analytics trải qua 4 công đoạn: Data Collection –> Configuration –> Processing –> Reporting.

1.Data Collection:

  • Khi một người truy cập vào trang web của bạn. Tất cả thông tin của họ được Google thu thập bằng một đoạn mã Java Script.
  • Thông tin của họ được khai thác từ Cookie. Cookie lưu trữ các dữ liệu như họ từ đâu đến (vùng miền, ngôn ngữ). Giới tính, dùng trình duyệt gì, độ phân giải màn hình bao nhiêu…
  • Mỗi khi họ thực hiện một hành động trên website của bạn. Đoạn code đó cũng ghi lại và gửi lên server của Google (gọi là một hit).

2.Configuration:

  • Bạn có thể tưởng tượng được một lượng dữ liệu khổng lồ sẽ được gửi lên server của Google.
  • Chúng cần được đóng gói lại. Các thông tin thu thập được sẽ được phân loại và điều chỉnh. Nhằm giữ lại các thông tin cần thiết và loại bỏ thông tin thừa.

3.Processing:

  • Tại quy trình này, thông tin được xử lí “theo yêu cầu của bạn”.
  • Điều đó có nghĩa là, ví dụ, bạn sử dụng bộ lọc để loại bỏ traffic đến từ IP nội bộ. Thì tất cả các traffic được đánh dấu đến từ IP nội bộ sẽ bị loại bỏ.
  • Một khi đã xử lí, dữ liệu không thể được lấy lại. Đó chính là lí do vì sao Google khuyên mọi người nên sử dụng 3 bản View và cẩn thận với các bộ lọc.

4.Reporting:

  • Sau khi thông tin được xử lí từ dạng thô sang dạng tinh khiết. Chúng sẽ được xuất ra dưới dạng Report.

Những chia sẻ trên đã phần nào giúp bạn hiểu thêm về Google Analytics chứ? Cùng tìm hiểu thêm: Cách cài đặt mã theo dõi Google Analytics

Nguồn: Tổng hợp



Bài viết liên quan