Giá thầu và Bẫy giá thầu Facebook

kiếm tiền trên Facebook

Giá thầu Facebook là một trong những mối quan tâm trong quảng cáo. Nhưng xung quanh các vấn đề, thắc mắc về giá thầu quảng cáo cũng ít nhà QC biết: Làm sao để tối ưu giá thầu? Mức giá thầu như thế nào là phù hợp?…. Và điều đáng nói chính là các bẫy giá thầu mà Facebook đặt ra cho các nhà QC.

Hôm nay, PA Marketing sẽ chia sẻ và bàn luận với bạn đọc các vấn đề xoay quanh Giá thầu và Bẫy giá thầu Facebook. Cùng đi vào tìm hiểu nhé!

1.Giá thầu Facebook.

Giá thầu Facebook

Giá thầu Facebook

Nếu các nhà QC để ý một chút thì dễ dàng nhận thấy rằng

  • Cùng với một số tiền bạn chi cho quảng cáo cho Facebook theo cơ chế “giá thầu” thì Số lượt tiếp cận được từ số tiền đó có xu hướng thấp hơn trước nhiều lần.
  • Cơ chế giá thầu của Facebook được cung cấp bởi một hệ thống các công thức tính toán hết sức thông minh và khó hiểu.

Và điều đáng nói chính là việc: Chúng ta-những nhà QC thực sự “Không hề được biết một cách chi tiết” cách thức tính toán giá thầu của Facebook.

Định giá Facebook- bài toàn không có lời giải:

Thật khó có thể tưởng tượng giá cả của một sản phẩm hoặc dịch vụ nào như dịch vụ QC của Facebook.

  • Giá thầu bình quân thực tế đã tăng lên từ vài chục lần đến cả vài trăm lần so với giá khởi điểm.
  • Khoảng 4 năm về trước (năm 2012-2013), Nếu bạn chi ngân sách QC khoảng 500.000đ thì bạn sẽ tiếp cận được khoảng 500.000 lượt tiếp cận (reach); Tương đương với giá khoảng 1 đồng/ 1 tương tác. (Cũng xin lưu ý, đây là con số mang tính thống kê, Vì mỗi mặt hàng có thể có những con số khác nhau).

Bạn hoàn toàn có thể thấy rằng:

  • Liên tục qua các năm/tháng/ với cùng một số tiền như vậy. Hiện nay, với 500 nghìn đồng, bạn có thể tiếp cận được tận con số khoảng TB là 7.000-10.000 lượt tiếp cận; Hoặc cao hơn một chút (tùy thuộc vào loại hình QC, Fanpage, nội dung quảng cáo, sản phẩm…)!!!
  • Số tiếp cận/ một số tiền bỏ ra đã giảm khoảng 50-70 lần (Con số này cũng mang tính thống kê và độ chính xác mang tính tương đối. Vì trong những ví dụ thực tế cụ thể có thể sẽ là 20 lần, 30 lần, 50 lần thậm chí là 100 lần).

Số người dùng và nhà QC Facebook liên tục tăng:

  • Trong khi đó số người dùng Facebook tại Việt Nam đã tăng lên gấp 3,5 lần (Khoảng 52 triệu người dùng Facebook tại Việt Nam) so với cách đây 4 năm (Khoảng 16 triệu người dùng).
  • Hơn nữa, với số lượng người dùng tăng lên, số nhà QC tăng lên. Tổng ngân sách QC của thị trường tăng lên, khiến cho thị trường quảng cáo cạnh tranh rất cao.

Số người dùng tăng lên nhưng số tiếp cận lại giảm mạnh trên cùng một số tiền ngân sách QC đã tạo ra sự khó khăn và trở ngại cho các nhà QC. Vì có thể “chưa đi đến chợ đã hết tiền”.Tình trạng QC của các doanh nghiệp, cá nhân “kêu như vạc” là: Giá thầu cao, ít tương tác, ít comment, không ra đơn hàng khá phổ biến.

2.Phép thử cho quảng cáo Facebook và mức giá thầu.

Phép thử cho Facebook Ads

Phép thử cho Facebook Ads

Thử làm một phép tính so sánh đơn giản như thế này cho dễ hiểu:

Vào thời điểm 2013:

  • Khi nhà QC chi quảng cáo 500 nghìn đồng, tiếp cận được 500 nghìn lượt, với số người dùng Facebook tại thời điểm đó có khoảng 16 triệu người dùng.
  • Số người dùng thấp, ít nhà quảng cáo, tiếp lại được tiếp cận nhiều >> Giá thầu tương tác bình quân rẻ, nên việc lặp lại QC và hướng tới người mua hàng rất tốt.

Vào thời điểm 2016:

  • Khi nhà QC chi quảng cáo ngân sách 500 nghìn đồng, tiếp cận được trung bình khoảng 10 nghìn lượt tiếp cận (Tiếp cận ít hay nhiều vào loại hình QC, fanpage, sản phẩm, khả năng nhắm chọn và tối ưu…).
  • Với số người dùng Facebook tháng 8/2016 có 40 triệu người dùng; Số người dùng lớn, nhiều nhà quảng cáo, người dùng bị “ngộ độc quảng cáo”. Giá thầu quảng cáo cao hơn nhiều lần, tiếp cận quảng cáo giảm nhiều lần. Cùng với đó tiếp cận lặp quảng cáo ít hơn và hiệu suất QC thực tế có xu hướng kém hiệu quả và khó khăn hơn.

Chính vì vậy mà có nhiều nhà quảng cáo đã bị lỗ khi chạy quảng cáo vì hiệu suất quảng cáo không như kỳ vọng.

Tiếp cận giảm do đâu?

  • Về mặt lý thuyết, khi khả năng tiếp cận lớn hơn rất nhiều vì mọi người có rất nhiều Smartphone, máy tính bảng Tablet, PC/desktop, laptop xịn, người dùng Online suốt ngày đêm. Đáng lý ra thì giá thầu phải giảm hoặc không tăng, hiệu quả phải tăng hoặc không giảm, nhưng giá thầu thực tế của Facebook Ads hiện nay tăng kinh khủng khiếp.
  • Dễ dàng đồng tình và giải thích rằng: Số nhà QC đã quá đông, tăng quá nhanh; Số tiền quảng cáo của mỗi nhà quảng cáo là rất lớn (Có nhiều nhà quảng cáo có khả năng chi ngân sách từ một vài chục triệu đồng đến một vài trăm triệu đồng tiền quảng cáo cho Facebook mỗi ngày). Có nhiều người bán hàng, rao vặt, lực lượng bán hàng đã gia tăng rất nhanh trong nhiều năm liên tiếp v.v…

Chính bởi các yếu tố cạnh tranh cao đã dẫn đến việc “Cắt giảm số lượt tiếp cận” quá nhiều lần như hiện nay.

Chi trả mạnh tay để nhận được sự ưu tiên của Facebook.

Kết hợp với cơ chế “giá thầu” của quảng cáo, tức là: Ai trả cao hơn người đó được ưu tiên hiển thị, thì Facebook đang thực sự bòn rút tiền quảng cáo của các nhà QC rất nhiều.

  • Mặc dù vẫn biết là “thuận mua vừa bán” nhưng có vẻ như Facebook đã và đang định giá theo phương thức “ĐỘC QUYỀN” khi mà nền tảng của mình đem lại lợi ích cho nhiều người dùng và người bán hàng.
  • Tất nhiên, khi các bạn độc giả đọc đến đây có thể sẽ không đồng tình với những lập luận của tôi. Vì bản thân bạn cảm thấy giá thầu vẫn rẻ, QC vẫn hiệu quả và Facebook có quyền với hệ thống của mình. Nhưng nếu bạn nhìn nhận đầy đủ thông tin hơn và đa chiều hơn, bạn sẽ thấy rằng: Facebook đã, đang và sẽ tiếp tục còn đắt đỏ hơn nữa.

3.Bẫy giá thầu.

Bẫy giá thầu

Bẫy giá thầu

Số lượt tiếp cận giảm rất rất nhiều, nhưng giá thầu cũng “có vẻ như không tăng lên là mấy” là do “bẫy giá thầu”.

  • Thuật ngữ “bẫy giá thầu” là do tác giả đặt ra, với một hàm ý giải thích rằng: Khi các bạn nhìn vào giá thầu/ tương tác bạn sẽ cảm thấy rằng “Giá thầu vẫn có vẻ vẫn rẻ, hoặc không quá đắt hoặc vẫn có thể chấp nhận được”.
  • Nhưng thực tế thì: Giá thầu cũng đã đắt lên khoảng 10-20 lần so với khoảng 4 năm về trước. Hồi đó giá thầu vài chục đồng hoặc 100, 200 đồng rất phổ biến và cực kỳ đơn giản.

Tương tác giảm- chất lượng tương tác kém:

  • Đến bây giờ giá thầu cũng chỉ vài chục đồng; Vài trăm đồng hoặc vài ngàn đồng/ 1 tương tác hoặc một “Hành động mang tính mục tiêu quảng cáo khác nhau nào đó như: CPC, CPM, CPI… ” khiến bạn cảm thấy “vẫn có vẻ rẻ”.
  • Nhưng ngoài việc tiếp cận bị giảm nhiều, khiến cơ hội bạn tiếp cận với khách hàng mới bị suy giảm nghiêm trọng, Thì việc “tương tác kém chất lượng- không phải là những tương tác kỳ vọng” quá nhiều. Thật đáng suy nghĩ!

Những tính năng QC hiệu quả dần bị khai trừ sau những lần cập nhật.

Với những lần cập nhật Facebook cũng đã bỏ đi nhiều tính năng chạy QC được các nhà QC đánh giá là “hiệu quả” ví dụ như:

  • Quảng cáo theo tệp tin UID người dùng.
  • Bỏ CPC cho phần tối ưu tương tác cho bài viết.

Điều này biến Facebook 2017 đã chính thức trở thành một công cụ “ĐỔI LIKES LẤY ĐÔ LA” mang tính toàn cầu.

Like ảo, tương tác rác:

  • Chưa bao giờ các quảng cáo của chúng tay thấy quảng cáo có Likes nhiều như thế. Bạn muốn bao nhiêu likes cũng có, likes nhiều khiếp khủng. Nhưng không có thêm nhiều “tương tác chất lượng mà nhà quảng cáo kỳ vọng: Comment, inbox, click vào đường link website”.
  • Tương tác “rác” quá nhiều trong tổng số các tương tác bạn đang thu được. Tức là chúng ta đang phải trả khá nhiều Chi phí cho những hoạt động tương tác kém chất lượng mà chúng ta không kỳ vọng.

Giá của một tương tác khiến bạn không cảm thấy tăng nhiều (Có tăng lên), đó là một kỹ thuật “đánh lừa cảm giác” rất tốt. Nhưng thay vào đó là giảm số tiếp cận và cho một đống Likes vào thay cho những tương tác chất lượng mà nhà quảng cáo kỳ vọng.

4.Thực trạng QC Facebook 2017.

Thực trạng Facebook Ads

Facebook Ads

“Giá thầu thực sự” của Facebook theo ước tính cá nhân của tôi đã tăng tối thiểu vài chục lần cho tới vài trăm lần. Nếu xét theo tính hiệu quả tại thời điểm tháng 6/2017 so với khoảng 4-5 năm trước đó. Một sự tăng giá khủng khiếp. Hay “hiệu quả tổng hợp” có xu hướng giảm từ vài chục lần cho tới vài trăm lần với cùng một cách hiểu.
Bạn cũng dễ dàng nhận thấy rằng:

  • Hiện nay vẫn còn rất nhiều rất nhiều nhà QC, người bán hàng đang thành công và kiếm được nhiều tiền từ Facebook. Thực sự là như vậy, họ đã, đang và tiếp tục thành công và kiếm được nhiều tiền hơn nữa (tin tốt là như vậy).
  • Nhưng có một bộ phận không nhỏ các nhà QC, bán hàng, truyền thông hoặc những người mới làm quảng cáo trên Facebook đã cảm thấy: “Tuyệt vọng”, “Chán nản” hay “Sợ hãi” với sự đắt đỏ, kém hiệu quả của Facebook Ads tại thời điểm hiện tại.

Bản chất của và hướng đi cho Facebook Ads

  • Bản chất Facebook là một mô hình kinh doanh và họ chịu sức ép của nhà đầu tư, cổ đông. Họ đang thành công và họ tiếp tục đặt mục tiêu tiếp tục tăng trưởng doanh số khủng vào các năm tài chính tiếp theo.
  • Bởi vậy mà các kỹ thuật và giải pháp để thúc đẩy doanh số của họ cũng sẽ liên tục thay đổi.

Không thể phủ nhận là: Công nghệ QC của Facebook đỉnh cao, rất thông minh và có nhiều tính năng vượt trội. Khả năng nhắm chọn rất sâu, nhưng với những con số thống kê về: Giá thầu Facebook, lượt tiếp cận, số tương tác lởm… thì cho thấy rằng: Bạn cần phải đa dạng hóa các kênh bán hàng ngay lập tức và giảm sự phụ thuộc vào Facebook càng sớm càng tốt. Nên có các phương án dự phòng, đa dạng kênh bán hàng; Giảm bớt sự phụ thuộc vào việc “Cầy quảng cáo ra đơn hàng” từ Facebook Ads.
Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ với bạn đọc về Giá thầu Facebook và Bẫy giá thầu Facebook. Hi vọng những chia sẻ trên thực sự hữu ích cho chiến dịch quảng cáo Facebook của bạn. Chúc bạn thành công!


Bài viết liên quan