Mô hình Bán buôn và Bán lẻ trên Facebook

Mô hình Bán buôn và Bán lẻ trên Facebook.

Mô hình Bán buôn và Bán lẻ trên Facebook, đâu là mô hình mà bạn đang kinh doanh? Và mô hình nào hiệu quả hơn?

Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những đặc điểm cũng như cách thức hoạt động của mô hình bán buôn và bán lẻ trên Facebook. Cùng tìm hiểu nhé!
>>> Đọc thêm:6 bước Xây dựng chiến lược Marketing nội dung số hiệu quả trên Facebook

1.Mô hình bán buôn và bán lẻ trên Facebook, mô hình nào hiệu quả hơn?

Mô hình bán buôn và bán lẻ trên Facebook, mô hình nào hiệu quả hơn

Bán buôn và bán lẻ trên Facebook, mô hình nào hiệu quả hơn

  • Facebook là công cụ bán hàng thích hợp hơn đối với việc bán lẻ. Bởi tính tương tác cao và tập khách hàng chính là người dùng Facebook.
  • Việc bán lẻ đến tay người tiêu dùng theo mô hình B2C (doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng là cá nhân) hoặc C2C (cá nhân bán hàng cho cá nhân) trên Facebook rất phổ biến hiện nay.
  • Hoạt động bán buôn trên FB có nhiều bất lợi thế hơn so với bán lẻ. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là không có thị trường cho việc bán buôn.

Bán buôn hay bán lẻ đều là kênh mà bạn chọn để tiếp cận khách hàng của mình.

 2.Mô hình bán lẻ trên Facebook.

Mô hình bán lẻ trên Facebook

Mô hình bán lẻ B2C trên Facebook

  • Nếu bạn là người bán lẻ. Khi mới bắt đầu kinh doanh trên Facebook, việc bắt đầu bằng hình thức bán lẻ để: tiếp cận trực tiếp khách hàng, xây dựng uy tín, hình ảnh cho doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh. Là những việc vô cùng quan trọng, góp phần tạo tiền đề cho những mối quan hệ. Để dần chuyển từ bán lẻ sang bán buôn.
  • Bạn có thể tham gia hoạt động bán lẻ trên Facebook bằng rất nhiều hình thức khác nhau. Bán lẻ cũng là hoạt động chủ đạo của việc kinh doanh, bán hàng, kiếm tiền trên Facebook tại thị trường Việt Nam.
  • Hầu hết các sản phẩm được bán cũng hướng tới người tiêu dùng cuối cùng. Những người tham gia bán hàng cũng là các nhà quảng cáo- nhà bán lẻ, nhập hàng về bán.

3.Mô hình bán buôn trên Facebook.

Mô hình bán buôn trên Facebook

Mô hình bán buôn trên Facebook

  • Nếu bạn là doanh nghiệp có nhu cầu tìm nhà phân phối hoặc nhân rộng mô hình kinh doanh trên Facebook. Thay vì phải đến trực tiếp từng đại lý, nhà phân phối, cửa hàng để giới thiệu, chào mời. Bạn có thể sử dụng quảng cáo tìm kiếm đối tác, đại lý, nhà phân phối ngay trên Facebook.
  • Hoặc có thể tổ chức những buổi tọa đàm, hội thảo với những người yêu thích sản phẩm của bạn. Khuyến khích họ hợp tác với bạn để cùng phát triển. Mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay chính bạn.

4.Lựa chọn mô hình kinh doanh trên Facebook.

Lựa chọn mô hình kinh doanh trên Facebook

Lựa chọn mô hình kinh doanh trên Facebook

  • Việc lựa chọn hình thức bán buôn hay bán lẻ hay kết hợp song song cả hai hình thức. Điều này phụ thuộc vào chiến lược và loại sản phẩm mà bạn lựa chọn kinh doanh. Phụ thuộc vào thị trường cũng như nguồn lực của bản thân.
  • Đừng bó hẹp mình tại khu vực nào, bạn hoàn toàn đủ khả năng để vươn ra thị trường quốc tế ngay chính trên tài khoản Facebook của mình.

5.Hai mô hình kinh doanh phổ biến trên Facebook.

Mô hình kinh doanh phổ biến trên Facebook

Mô hình kinh doanh phổ biến trên Facebook

1.Xây dựng mô hình bán buôn trực tuyến và cộng tác viên.

  • Một trong những mô hình đang rất thành công cho: các nhà quảng cáo, nhà bán lẻ, nhà kinh doanh, và đặc biệt là nhà bán buôn trên Facebook. Đó là mô hình bán buôn trực tuyến hoặc phát triển hệ thống cộng tác viên bán hàng trên Facebook.

Mô hình bán buôn trực tuyến:

  • Một “ví dụ điển hình– tình huống nghiên cứu” thực tế – là học viên của tôi đi học lớp “Bán hàng trên Facebook chuyên nghiệp”. Họ đã và đang làm từ khá lâu rồi và khá thành công.
  • Một thương hiệu là sản phẩm làm đẹp phát triển hệ thống các đại lý bán buôn và các cộng tác viên bán lẻ sản phẩm theo cách: tại mỗi tỉnh/thành phố, quận huyện đều có các đại lý bán buôn và cộng tác viên bán lẻ. Cụ thể:
Đại lý cấp 1: Tuyến đại lý cấp tỉnh/thành phố.
  • Ở mỗi tỉnh hoặc thành phố sản phẩm này có khoảng 3-5 đại lý cấp 1.
  • Các đại lý cấp 1 này đều được thương hiệu lựa chọn và tìm kiếm các gương mặt đại diện tốt. Giúp việc bán hàng trở nên thuận lợi.

Ví dụ như: các bạn gái có ngoại hình ưa nhìn, xinh xắn, da dẻ trắng trẻo. Có lượng bạn bè hoặc theo dõi trên Facebook cá nhân lớn.

Đại lý cấp 2: Các đại lý tuyến tỉnh (cấp 1).
  • Chịu trách nhiệm tự tìm kiếm các đại lý cấp 2 là tuyến huyện. Hoặc kết hợp cùng với chủ thương hiệu để tìm kiếm các đại lý cấp 2 ở tuyến huyện. Cũng theo các tiêu chí như cấp 1, nhưng có thể sẽ đơn giản hơn. Hoặc là tiêu chí/ yêu cầu thấp hơn so với tuyến tỉnh.
  • Mỗi đại lý cấp tỉnh sẽ phát triển cho mình từ 3-5 hoặc nhiều hơn các đại lý tuyến huyện sao cho phủ được đầy đủ các huyện của tỉnh/thành phố.

Mô hình cộng tác viên:

  • Phát triển các cộng tác viên một cách chuyên nghiệp, nhiều về số lượng. Bên cạnh đó quan tâm đến chất lượng và động lực kiếm tiền của các thành viên.
  • Có những chính sách kích thích việc bán hàng, từ cơ chế và chính sách thưởng- phạt.
  • Các chương trình đào tạo bán hàng, đào tạo về sản phẩm, đào tạo nghiên cứu khách hàng và quy trình bán hàng v.v…

2.Mô hình “buôn nước bọt trực tuyến”-  chăm chỉ kiếm tiền chân chính:

  • Đây là một gợi ý hay, bạn hoàn toàn có thể không cần nhập hàng mà vẫn có thể bán sản phẩm và kiếm lời được theo mô hình “bán nước bọt” trực tuyến.
  • Tức là bạn có thể kết hợp với những người, những doanh nghiệp, chủ cửa hàng. Bán sản phẩm của họ trên tài khoản cá nhân Profile, trang Fanpage, website, diễn đàn, zalo… của bạn.
  • Cách thức bán hàng, tính lợi nhuận, giao hàng như thế nào là do bạn chọn. Chỉ cần chọn sao cho tối ưu và thuận tiện nhất cho cả 3 bên: người bán hàng cho bạn, người mua hàng của bạn và chính bạn.

Trên đây là những gì có bản nhất mà bạn cần biết về 2 mô hình bán buôn và bán lẻ trên Facebook. Chúc bạn thành công với công việc kinh doanh trên Facebook của mình!
Tìm hiểu thêm những kiến thức hữu ích của PA Marketing về Facebook TẠI ĐÂY!



Bài viết liên quan