10 mẹo chụp ảnh đẹp bạn phải biết (phần 1)

Chụp ảnh gần

Chụp ảnh là cả 1 nghệ thuật, nhưng vẫn có những mẹo chụp ảnh đẹp mà bạn nên biết Để những bức ảnh mình chụp ra đẹp hơn và có hồn hơn.

Sẽ chẳng có quy tắc nào trong những bức ảnh được chụp. Nhưng bạn nên biết 10 mẹo chụp ảnh đẹp dưới đây. Nó sẽ thực sự hữu ích với công việc nghệ thuật này.

1.Mẹo chụp ảnh đệp đầu tiên bạn cần nhớ: Nhìn ngang tầm mắt.

  • Một ánh mắt nhìn thẳng có thể tạo thêm sức lôi cuốn cho một bức ảnh như thể nó ở trong đời thực.
  • Khi chụp ảnh một ai đó, bạn hãy giữ máy ảnh ngang tầm mắt của người đó. Để có thể lột tả được hết sức mạnh của cái nhìn đầy mê hoặc. Và những nụ cười tươi trên môi của người mẫu.
  • Nếu chụp trẻ nhỏ, hoặc người mẫu đang ngồi. Hãy cúi thấp xuống ngang tầm mắt của người mẫu để chụp.
  • Các bạn không nhất thiết phải bắt người mẫu nhìn chằm chằm vào ống kính. Nhưng bạn nên để góc chụp ngang với tầm mắt của người mẫu sẽ tốt hơn rất nhiều.

Chụp ngang tầm mắt

Chụp ngang tầm mắt

  • Việc bạn chọn góc chụp ngang tầm mắt với người mẫu. Sẽ cho người xem ảnh cảm giác như đang đối diện với người mẫu trong ảnh.
  • Và với góc chụp này cũng giúp các bạn lột tả rõ nét được thần thái và cảm xúc của người mẫu hơn. Đây chính là cách chụp ảnh đẹp cho mọi mẫu.

2.Sử dụng ánh sáng nhân tạo.

Trong rất nhiều trường hợp, điều kiện ánh sáng cho đối tượng chúng ta chuẩn bị chụp ảnh không hề tốt. Ngay cả khi chúng ta chụp ảnh giữa trưa nắng chang chang.

Điều kiện ánh sáng tốt để chụp ảnh đó là:

  • Ánh sáng được làm mềm, trải đều trên bề mặt đối tượng mà chúng ta muốn chụp.
  • Ánh sáng giữa vùng Hight Light và Shadow phải tương đối cân bằng nhau. Không được tương phản quá mạnh.

Chụp ảnh với ánh sáng quá mạnh:

  • Việc chụp ảnh giữa trưa nắng mặc dù xung quanh chủ thể có rất nhiều ánh sáng. Nhưng đó là thứ ánh sáng mạnh và gắt.
  • Cách chụp ảnh này tạo bóng rất dày xung quanh chủ thể. Và sẽ thật tệ nếu chúng ta chụp ngược sáng trong điều kiện đó.

Sử dụng nguồn sáng nhân tạo:

  • Việc sử dụng thêm các nguồn sáng nhân tạo để cân bằng lại ánh sáng cho bức ảnh là luôn cần thiết.
  • Các bạn có thể sử dụng các nguồn sáng như: Đèn Flash, hoặc những tấm hắt sáng (Reflector). Để bù sáng trong những điều kiện ánh sáng yếu; Hoặc sử dụng để cân bằng ánh sáng giữa chủ thể và môi trường xung quanh.

Ảnh chụp với nguồn sáng tự nhiên kết hợp nguồn sáng nhân tạo

Ảnh chụp với nguồn sáng tự nhiên kết hợp nguồn sáng nhân tạo

  • Các bạn có thể thấy: Ở trong bức ảnh này, nguồn sáng tự nhiên đến từ phía sau lưng của người mẫu. Và nếu không sử dụng ánh sáng nhân tạo để đánh lên phần mặt và ngực của người mẫu thì: Phần mặt và ngực của người mẫu sẽ bị thiếu sáng và không lên được hình khối.

Lưu ý khi sử dụng ánh sáng nhân tạo:

  • Khi chúng ta sử dụng đèn flash để đánh sáng cho đối tượng. Các bạn cần phải biết được tiêu cự của ánh sáng đánh từ flash ra là bao nhiêu.
  • Đối với đèn Flash rời thông thường thì các bạn có thể chụp ảnh từ khoảng cách 3-5m.
  • Đối với từng loại đèn và công suất khác nhau sẽ có tiêu cự khác nhau. Các bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của đèn trước khi dùng.

Sử dụng ánh sáng từ đèn Flash

Sử dụng ánh sáng từ đèn Flash

Sử dụng đèn flash đánh ở khoảng cách quá gần sẽ làm cho đối tượng bị cháy sáng. Hoặc đổ bóng rất dày.

3.Chọn Background để chụp ảnh.

Với một Background đơn giản và chặt chẽ sẽ làm cho chủ thể của bức hình trở nên nổi bật hơn rất nhiều. Nhưng cùng với đó, bạn hãy đảm bảo việc Sắp xếp bố cục chụp ảnh thật sự phù hợp.

  • Đối với người làm nhiếp ảnh có kinh nghiệm họ sẽ “nhìn trước được tương lai”. Họ tưởng tượng được ra khi đối tượng này đặt vào nền kia sẽ trông như thế nào. Và họ chỉ cần chọn một Background phù hợp rồi di chuyển chủ thể vào đó. Trong một số trường hợp là thay đổi góc chụp để có Background phù hợp.
  • Các bạn cũng nên làm như vậy, trước khi đưa máy ảnh lên chụp. Các bạn hãy tưởng tượng và nhắm 1 bên mắt lại để ngắm trước. Xem khung hình đó đã phù hợp chưa. Sau đó mới đưa máy ảnh lên để ngắm lại và chụp.
  • Việc quan sát trước khi chụp như vậy sẽ giúp chúng ta có những bức ảnh ngay ngắn, đẹp mắt hơn. Và có thể tiết kiệm thời gian chụp hơn một chút.

Lựa chọn Background phù hợp.

  • Khi đưa chủ thể vào tầm ngắm, hãy đảm bảo rằng phần nền- Background không quá rối rắm. Và chủ thể chính được tách bạch ra so với phần nền.
  • Không nên chọn những phần nền có nhiều chi tiết phức tạp rối rắm; Có màu sắc sặc sỡ hơn so với chủ thể. Điều đó có thể khiến bức ảnh của các bạn có bố cục lỏng lẻo; Làm phân tán ánh nhìn của người xem ảnh.
  • Ngoài ra các bạn cũng cần chú ý tới các yếu tố khách quan khi chụp ảnh chuyển động. Các bạn phải đoán được hướng di chuyển của những vật thể đang chuyển động; Căn phần Background cho hợp lý.

Lựa chọn Background phù hợp

Lựa chọn Background phù hợp

4.Quy tắc một phần ba.

  • Nơi chính giữa sân khấu luôn là chỗ tốt nhất để người nghệ sĩ biểu diễn. Nhưng với nhiếp ảnh thì không hẳn là như vậy. Các bạn có thể lựa chọn nhiều bố cục khác nhau. Tùy theo câu chuyện mà các bạn đang muốn kể là như thế nào.
  • Ở trong ống ngắm của máy ảnh kỹ thuật số. Thường sẽ có những đường lưới chia khung hình của ống ngắm ra làm nhiều phần. Thường là 9 phần, hoặc nhiều hơn do các chế độ cài đặt và các dòng máy ảnh khác nhau. Các bạn chỉ việc đưa đối tượng chính vào giữa đường line 1/3 và bấm máy. Vậy là chúng ta đã có một bức ảnh theo quy tắc 1/3 kinh điển rồi.

Bức ảnh chụp theo quy tắc một phần ba

Bức ảnh chụp theo quy tắc một phần ba

Ảnh chụp theo kiểu căn giữa “truyền thống”

Ảnh chụp theo kiểu căn giữa “truyền thống”

Rõ ràng là trong hoàn cảnh này thì bức ảnh với cách chụp theo quy tắc 1/3 sẽ tốt hơn. Vì bức ảnh tạo ra cảm giác rộng rãi, mênh mang, và ánh mắt được trải rộng về phía bên phải rất nhiều. Thay vì ánh mắt bị dừng ngay tại điểm giữa bức ảnh. Nơi cái cây đang hiện hữu khi chụp theo kiểu căn giữa.

5.Lại gần hơn nữa.

Chụp ảnh gần

Chụp ảnh gần

  • Nếu đối tượng mà các bạn chuẩn bị chụp, không quá lớn như một chiếc ô tô hay là một căn biệt thự. Các bạn nên tiến lại gần đối tượng hơn 1 vài bước trước khi chụp. Để có thể lấp đầy khung ảnh của mình bằng chính đối tượng đó.
  • Bởi lẽ đối tượng chúng ta muốn chụp là đối tượng chính. Vậy hãy lột tả thật chi tiết về đối tượng đó. Thay vì chụp rộng ra và nhồi nhét những nhứ không có nhiều ý nghĩa vào khung ảnh.
  • Khi các bạn càng tiến tới gần hơn, các bạn sẽ “tường thuật” được sắc nét hơn về đối tượn mà bạn chụp. Như: Những nét nhăn nheo trên khuôn mặt; Ánh mắt đượm buồn; Hay đôi bờ môi căng mọng…

Lưu ý khi chụp gần:

Đừng tiến đến quá gần đến nỗi bị rơi vào điểm mù của ống kính

  • Cũng giống như mắt người, chúng ta không thể đọc được chữ khi chúng ta đưa chữ đó tiến quá gần tới mắt.
  • Với mỗi loại ống kính sẽ có tiêu cự lấy nét tối thiểu khác nhau. Các bạn cần hiểu về ống kính của mình trước khi quyết định rằng: Mình sẽ chụp ở khoảng cách bao xa? Và bao nhiêu là giới hạn tối đa bạn có thể lấy nét được đối tượng.

Trên đầy, PA Marketing vừa chia sẻ với các bạn 10 mẹo chụp ảnh đẹp. Hãy làm cho những bức ảnh quảng cáo sản phẩm của bạn trở nên đẹp hơn và thu hút hơn. Nhưng hãy nhớ tối ưu chúng cho quảng cáo của bạn nha!Để làm được điều đó, tất cả những gì bạn cần là: tham gia ngay Khóa học Facebook Marketing chuyên sâu dành cho Marketer của chúng tôi. Thành công luôn nằm trong tay bạn. Chúc các bạn thành công!



Bài viết liên quan