Mô hình bán lẻ mới trong thời kì 4.0 (Phần 1)

Ngành bán lẻ toàn cầu và tại thị trường Việt Nam đã và đang có sự thay đổi đáng kể, rất mạnh mẽ. Do yếu tố công nghệ, khách hàng, thị trường, tổ chức lại lực lượng bán, quản trị tài chính và nâng cao năng lực quản trị. Những nhà bán lẻ hàng đầu thế giới như Amazon, Wal-Mart, Apple, Hema đều đã và đang thay đổi mô hình bán lẻ của mình để phù hợp hơn với chiến lược kinh doanh. Đồng thời thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng về hành vi, tâm lý, nhu cầu của khách hàng.

Cùng PA Marketing phân tích một số mô hình bán lẻ mới. Đưa ra một số tình huống nghiên cứu thực tế điển hình. Và hàm ý một số định hướng cho các nhà bán lẻ Việt Nam học tập.

Đặt vấn đề ngành bán lẻ trên toàn cầu.

Ngành bán lẻ trên toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã và đang, tiếp tục có những sự thay đổi đáng kể. Thay đổi mang tính chiến lược và tốc độ thay đổi rất nhanh chóng. Hiệu quả thay đổi đem lại là rất lớn, tạo ra những trải nghiệm khách hàng hoàn toàn mới. Ngành bán lẻ toàn cầu là ngành chịu ảnh hưởng mạnh nhất trong thời kỳ quá độ 4.0 xét theo yếu tố mô hình hoạt động của ngành này.

Các xu hướng xoay quanh thị trường bán lẻ bao gồm:
  • Các công nghệ mới nổi.
  • Sự thay đổi nhanh chóng về hành vi và tâm lý cũng như trải nghiệm khách hàng.
  • Sự gia tăng ngày một lớn dần của các áp lực cạnh tranh trong ngành bán lẻ.
  • Các kỳ vọng phi truyền thống đối với thế hệ Z (thế hệ Z là thế hệ những người sinh năm 1997-2012) cũng có những thay đổi và sự khác biệt lớn

Từ đó đòi hỏi các nhà bán lẻ phải suy nghĩ lại cách thức hoạt động và mô hình hoạt động kinh doanh của mình. Có một thực tế hiện nay hầu hết các nhà bán lẻ trên toàn cầu đã phải trải qua một khoảng thời gian dài (có thể lên tới hàng chục năm) để xác định lại chiến lược thương mại điện tử hóa và kỹ thuật số hóa. Bằng cách tập trung vào việc thay đổi mô hình kinh doanh hướng tới sự tập trung vào trải nghiệm khách hàng.

đặt vấn đề ngành bán lẻ trên toàn cầu.

Xu hướng thay đổi mô hình bán lẻ:

Động lực của sự thay đổi bắt đầu bằng việc phát hiện ra các xu hướng. Đi theo các xu hướng đó. Bằng chiến lược thích nghi và thay đổi mô hình kinh doanh. Hoặc cách thức hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp bán lẻ. Để có thể hiệu quả hơn, phù hợp hơn, các vấn đề quản trị thông thường cần được chuyển đổi thành chiến lược hành động theo hướng chiến lược số trong mọi hành động, mọi quyết định của doanh nghiệp. Nhưng ở một chiều hướng khác thì nhiều nhà bán lẻ trên toàn cầu, cũng như tại Việt Nam chưa bao giờ xem xét đến sự cần thiết phải điều chỉnh chiến lược hoặc mô hình kinh doanh của họ. Vấn đề đặt ra là sự thay đổi trong thời kỳ 4.0 cần được xem xét ở góc độ chiến lược. Theo sau đó là sự thích nghi trong mô hình kinh doanh và cuối cùng là mô hình hoạt động.

Hoạt động và mô hình kinh doanh của các nhà bán lẻ trong thời kỳ 4.0?

Sự thay đổi diễn ra quá nhanh yêu cầu các nhà bán lẻ phải đặt ra kế hoạch trong tương lai cho sự hoạt động của mình trong môi trường đầy biến động. Và cách thức mà tổ chức đó cần đến sự thay đổi trong các hoạt động quản trị và vận hành.

Các nhà bán lẻ có thể đặt ra một số câu hỏi quan trọng sau:

  1. Làm như thế nào để doanh nghiệp có thể thiết lập quy trình và tổ chức để trở nên tùy chỉnh và nhanh hơn, tập trung vào khách hàng nhiều hơn trong bối cảnh 4.0?
  2. Tình trạng hiện tại của doanh nghiệp có đủ sức để chèo lái hoặc định hướng đúng đắn, có hiệu quả đối với những sự thay đổi của thị trường đang diễn ra quá nhanh?
  3. Những kỹ năng gì người lao động trong ngành bán lẻ cần phải được thiết lập lại theo tiêu chuẩn mới – tiêu chuẩn 4.0 và kỹ năng cần hình thành trong tương lai?
  4. Làm thế nào để doanh nghiệp có thể trở nên hấp dẫn với các tài năng hoặc nhân sự cấp cao?
  5. Những lĩnh vực nào, khu vực nào trong mảng bán lẻ sẽ có sự thay đổi đáng kể trong năm năm tiếp theo?
  6. Những thay đổi nào đáng kể trong mô hình kinh doanh bán lẻ ngày nay?
  7. Những thay đổi đó tác động đến chuỗi giá trị của ngành bán lẻ như thế nào?
  8. Làm như thế nào doanh nghiệp bán lẻ có thể bắt kịp xu hướng?
  9. Một số hàm ý cho các nhà bán lẻ có thể bắt kịp xu hướng và mô hình mới trong bối cảnh mới 4.0 có “tặng kèm thêm Covid-19”.

Xu hướng và sự thay đổi của các nhà bán lẻ.

Một số khái niệm liên quan đến ngành bán lẻ.

1.Cuộc cách mạng 4.0.

Đặc trưng của những cuộc cách mạng công nghiệp trước đây là sự ứng dụng những kỹ thuật khác nhau vào sản xuất.

  • Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất dùng nước và hơi nước để cơ khí hóa sản xuất.
  • Cách mạng lần thứ hai sử dụng điện năng phục vụ cho sản xuất hàng loạt.
  • Cách mạng lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất.
  • Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư dựa trên nền tảng cuộc Cách mạng lần thứ ba và đi kèm với cách mạng số khởi nguồn từ giữa thế kỷ trước.

cuộc cách mạng 4.0 trong mô hình bán lẻ

Đặc trưng của cuộc cách mạng lần này là việc đẩy mạnh phát triển công nghệ. Giúp xóa mờ ranh giới giữa các yếu tố vật chất, kỹ thuật số và sinh học.

Định nghĩa một cách rộng hơn, đặc trưng của IR 4.0 là sự cải tiến công nghệ một cách nhanh chóng. Thông qua việc tăng cường sử dụng truyền thông di động và kết nối internet (“internet vạn vật”), dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ robot, phương tiện tự điều khiển, công nghệ in 3D, nano và công nghệ sinh học, công nghệ điện toán v.v

2.Mô hình kinh doanh

Theo Timmers (1999), mô hình kinh doanh là một kiến trúc đối với các dòng hàng hóa, dịch vụ và thông tin. Bao gồm việc mô tả các nhân tố kinh doanh khác nhau và vai trò của chúng. Mô tả các lợi ích tiểm năng đối với các nhân tố kinh doanh khác nhau. Mô tả các nguồn doanh thu. (Nguồn: Giáo trình Thương Mại điện tử – Trường Đại học Thương Mại)

3.Chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị là một khái niệm trong quản lý kinh doanh được nhắc đến lần đầu tiên bởi Michael Porter. Vào năm 1985 trong cuốn sách bán chạy nhất và kinh điển của ông có tựa đề: Competitive Advantage (Lợi thế Cạnh tranh). Theo Michael Porter, giá trị một tổ chức tạo ra càng lớn, thì lợi nhuận càng cao. Khi chuỗi giá trị của công ty bạn cung cấp nhiều giá trị hơn cho khách hàng, bạn xây dựng được lợi thế cạnh tranh.Chuỗi giá trị (Value Chain Model – VCM), theo Michael Porter, là tập hợp các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện để tạo ra giá trị cho khách hàng.

Sản phẩm trong chuỗi giá trị.

Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự. Và sẽ thu được một số giá trị nào đó sau mỗi hoạt động. Việc cắt kim cương có thể được dùng làm ví dụ cho sự khác nhau này. Các công đoạn cắt có thể chỉ tốn một chi phí thấp. Nhưng điều đó thêm vào nhiều giá trị cho sản phẩm. Cuối cùng thì một viên kim cương thô luôn rẻ hơn rất nhiều so với một viên kim cương đã được gọt giũa.

Xu hướng và sự thay đổi của các nhà bán lẻ trong thời kỳ 4.0.

Xu hướng và sự thay đổi của các nhà bán lẻ trong thời kỳ 4.0.

Như chúng ta đều thấy rằng các nhà bán lẻ đang trong giai đoạn áp lực cạnh tranh cực kỳ khủng khiếp. Đồng thời bối cảnh hiện tại là thời kỳ 4.0 mới bắt đầu. Kết hợp với tình trạng dịch bệnh Covid-19 diễn biến vô cùng phức tạp trên toàn cầu. Điều này đã khiến cho bức tranh của ngành bán lẻ phải thay đổi theo chiều hướng tích cực và hiệu quả hơn.

Định nghĩa về sự thành công trong dài hạn của ngành bán lẻ không chỉ bó hẹp ở sự thành công về doanh số bán hàng trên kệ hàng trưng bày, hay là tốc độ đẩy hàng tồn kho nhanh, mà là những trải nghiệm hấp dẫn dành cho khách hàng. Thay đổi là cần thiết và liên tục phải thay đổi. Các nhà bán lẻ cần phải có chiến lược thích ứng với xu thế thay đổi nhanh chóng trong thời kỳ 4.0. Và bối cảnh dịch bệnh Covid-19 để giữ được cuộc chơi trong thị trường này.

Các yếu tố định hướng thị trường bán lẻ toàn cầu.

Có thể nghiên cứu mô hình bao gồm sáu yếu tố quan trọng đang định hướng thị trường bán lẻ toàn cầu, cụ thể là:

  1.  Công nghệ
  2.  Khách hàng
  3.  Lực lượng bán
  4.  Thị trường
  5. Khả năng tài chính
  6.  Khả năng quản trị
Mô hình nghiên cứu sáu yếu tố tác động đến thị trường bán lẻ. Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp.
Mô hình nghiên cứu sáu yếu tố tác động đến thị trường bán lẻ. Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp.

1.Yếu tố công nghệ

công nghệ tác động như thế nào đến mô hình bán lẻ.

Chiến lược cho các nhà bán lẻ là phải phát triển công nghệ nhanh. Công nghệ lõi phụ vụ cho mình phù hợp với thị trường địa phương và rút ngắn vòng đời công nghệ.

Chiến lược này có nghĩa là các nhà bán lẻ nên có đội ngũ nhân sự phụ trách công nghệ thông tin và ngân sách phát triển công nghệ thông tin. Bao gồm các giải pháp tự thiết kế hoặc thuê mua dịch vụ của bên thứ ba.

Tác động của công nghệ.
  • Công nghệ có nghĩa là sáng tạo, công nghệ là yếu tố giúp thay đổi cuộc chơi của ngành bán lẻ.
  • Công nghệ giúp tăng năng lực cạnh tranh. Tạo ra “đại dương xanh” ngay trong một thị trường “đại dương đỏ”. Công nghệ giúp giảm chi phí trong dài hạn – là một lợi thế cạnh tranh tuyệt đối dành cho các nhà bán lẻ.
  • Công nghệ mới đang ngày càng thông minh hơn. Đi sâu vào từng tác nghiệp nhỏ cụ thể của chuỗi vận hành trong ngành bán lẻ. Có tiềm năng giúp chuyển đổi toàn diện ngành bán lẻ.
  • Nếu công nghệ hiệu quả và phù hợp với nhà bán lẻ. Nó sẽ giúp tối ưu chi phí, gia tăng lợi nhuận. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong dài hạn nhưng với tốc độ thay đổi trong thời gian ngắn.
Câu chuyện thành công.

Trên thế giới, chúng ta có thể nhìn thấy các trường hợp thành công xuất sắc trong việc ứng dụng công nghệ vào ngành bán lẻ và bán lẻ điện tử như Amazon.com hoặc Amazon Go; chuỗi siêu thị Wal-Mart v.v… Tại Việt Nam, chúng ta có thể đồng tình và thựa nhận yếu tố công nghệ giúp cho Thegioididong (Thế giới di động) tăng sức cạnh tranh. Trở thành nhà bán lẻ số một tại thị trường Việt Nam trong lĩnh vực điện thoại di động và phụ kiện máy tính.

Tùy thuộc vào các nỗ lực thực hiện và nỗ lực đổi mới, mức độ đầu tư cho công nghệ. Các nhà bán lẻ có thể phân chia công nghệ thành ba mức độ: công nghệ lõi, công nghệ kế tiếp và công nghệ chuyển đổi.

Vùng 1: Mức độ ứng dụng thứ tối thiểu – ứng dụng các công nghệ lõi.

Đây là những công nghệ mà các nhà bán lẻ toàn cầu bao gồm bán lẻ truyền thống và bán lẻ trực tuyến phải có. Ở mức độ tối thiểu để có thể tồn tại trong thị trường.

Cụ thể có thể bao gồm các ứng dụng cơ bản trên Internet như:

  • Hiện diện website.
  • Sử dụng một hay nhiều tài khoản mạng xã hội.
  • Xuất hiện trên một số sàn thương mại điện tử.
  • Sử dụng một số dịch vụ mạng xã hội.
  • Sàn thương mại điện tử.
  • Điện toán đám mây như lưu trữ dữ liệu khách hàng,
  • Xây dựng phần mềm, kho lưu trữ media…

Để xây dựng thương hiệu, tìm kiếm khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ.

Công nghệ lõi tác động như thế nào đến mô hình bán lẻ.

Vùng 2: Công nghệ tiếp theo.

Đây là mức độ ứng dụng cao hơn một bậc cho các nhà bán lẻ. Cụ thể là có thể sử dụng các ứng dụng phân tích dữ liệu lớn (big data). Sử dụng siêu an ninh mạng hoặc an ninh hệ thống trên đám mây để bảo vệ dữ liệu người dùng. Bảo vệ sự hoạt động mượt mà trơn tru của hệ thống. Một số nhà bán lẻ có thể sử dụng thực tế ảo trong bán lẻ.

Ví dụ về công nghệ tiếp theo:

Ví dụ như gương thông minh trong các cửa hàng thời trang. Kính thông minh thực tế ảo trong các cửa hàng bán sản phẩm nội thất hoặc kiến trúc. Ứng dụng tự động hóa bao gồm marketing tự động và tự động hóa thông qua thiết bị phần cứng như robot.

Ví dụ như chuỗi bán lẻ HEMA tại Trung Quốc sử dụng robot để đưa đồ ăn tới cho thực khách. Sử dụng robot để thu dọn bát đĩa, máy rửa bát. Phần mềm nhận biết loại bát đĩa để tối ưu thời gian và chi phí rửa bát…

công nghệ tiếp theo tác động đến mô hình bán lẻ.

 

Vùng 3: Công nghệ có khả năng giúp chuyển đổi.

Đây là một số công nghệ cao hơn nữa, hiếm có, chưa được phổ biến. Có chi phí đắt đỏ nhưng lại là những công nghệ thiết yếu của tương lai. Những công nghệ này cho phép các nhà bán lẻ có thể tạo ra những nhu cầu mới, đơn hàng mới trong tương lai gần. Những công nghệ này có thể làm đứt gãy hoặc gián đoạn ngành bán lẻ nếu như những công nghệ này ngày càng phổ biến hơn và có chi phí rẻ hơn. Ví dụ như công nghệ “vạn vật kết nối Internet” cho phép mọi thứ có thể được kết nối Internet và có khả năng “tự nhận biết”, “thông minh hơn”… chắc chắn sẽ làm thay đổi cách con người và sự vật giao tiếp với nhau.

công nghệ chuyển đổi tác động đến mô hình bán lẻ

Ví dụ về công nghệ có khả năng chuyển đổi trong tương lai:

Ví dụ như tủ lạnh thông minh có thể tự đưa ra yêu cầu mua hàng tới một nhà bán lẻ được người chủ (cũng chính là khách hàng của siêu thị hoặc nhà bán lẻ) thiết lập sẵn mà không cần người chủ của chiếc tủ lạnh phải đi chợ. Xe thông minh, các thiết bị bay không người lái thông minh có thể tự lái, tự hành sẽ giải quyết vấn đề giao hàng trở nên đơn giản hơn, dễ dàng hơn. Hoặc như công nghệ in 3D (gọi chung là công nghệ bồi đắp) có thể giúp in ra bất kỳ vật dụng nào cần thiết trong gia đình. Vậy điều đó chắc chắn có ảnh hưởng lớn đến ngành bán lẻ trong tương lai.

Ứng dụng công nghệ

Yếu tố công nghệ là yếu tố then chốt và vô cùng quan trọng đối với các nhà bán lẻ hiện nay. Vì vậy muốn thành công hoặc muốn giữ chân trên thị trường thì các nhà bán lẻ cần phải ứng dụng hiệu quả các công nghệ mới. Công nghệ mới phù hợp tại thị trường địa phương và phục vụ nhu cầu của khách hàng. Gia tăng hiệu quả kinh doanh như tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng trải nghiệm khách hàng và giảm chi phí trong dài hạn.

Câu hỏi về công nghệ phù hợp?

Các nhà bán lẻ phải tìm ra các công nghệ cần thiết cho hoạt động kinh doanh và mô hình kinh doanh của mình. Đồng thời phải trả lời cho câu hỏi nên ưu tiên công nghệ nào. Đầu tư bao nhiêu tiền cho công nghệ đó. Mỗi sự đầu tư cho công nghệ, ở các mức độ (vùng) khác nhau đều có rủi ro và phần thưởng cho từng mức độ, công sức mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Các nhà bán lẻ cần phải đầu tư công nghệ lõi tối thiểu cho mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Rồi từ từ nâng cấp và đầu tư công nghệ theo các vùng tiếp theo. Đánh giá các rủi ro có thể gặp phải, nhất là rủi ro về tài chính khi triển khai các dự án công nghệ.

Lưu ý danh mục khi đầu tư công nghệ.

Cũng cần lưu lý là danh mục đầu tư công nghệ cần phải có chia sẻ ở cả ba vùng/ mức độ công nghệ. Vì nếu chỉ đầu tư vào công nghệ lõi thì có thể công ty sẽ không đủ khả năng để thích ứng trong bối cảnh công nghệ thay đổi nhanh. Một gợi ý cho nhà bán lẻ nên đầu tư theo tỷ lệ 70% cho công nghệ lõi, 20% cho công nghệ tiếp theo và 10% cho công nghệ có khả năng chuyển đổi.

 2.Khách hàng

Khách hàng của bán lẻ.

Ngày nay khách hàng có những sự thay đổi về hành vi, thói quen và nhu cầu cũng thay đổi quá nhanh. Các nhà bán lẻ cần phải nhận ra ngay cả những nhu cầu mà khách hàng không hoặc chưa nhận ra cho chính họ. Thấu hiểu khách hàng là thuật ngữ mà các chuyên gia marketing hoặc các nhà quản trị thường đề cập tới. Nhưng làm thế nào để thấu hiểu khách hàng trong thời kỳ 4.0 như hiện nay thì các nhà bán lẻ cần nghiên cứu đến các yếu tố quan trọng xoay quanh khách hàng như

Điện thoại đi động:

Nếu coi khách hàng là vua thì điện thoại di động thông minh ngày nay được coi là cây quyền trượng của vua – một hình ảnh mang tính biểu tượng của nhà vua. Theo thống kê của hãng Statista thì tính đến tháng 10/2020 trên toàn thế giới có khoảng 6,95 tỷ chiếc điện thoại di động. Trong số đó có khoảng 3,5 tỷ thiết bị di động thông minh (Nguồn: Statista.com).

Hành vi mua sắm của khách hàng ngày nay gắn chặt với chiếc điện thoại di động. Có thể là tham gia vào một phần nhỏ trong quy trình mua hàng. Hoặc cũng có thể là tham gia vào hầu hết quy trình của khách hàng khi mua hàng.

Cần đáp ứng các nhu cầu tức thì và cá nhân hóa:

Theo thống kê thì khách hàng có xu hướng mua hàng online. Mong muốn được đáp ứng các nhu cầu tức thì (tức là nhu cầu phát sinh rất bất ngờ) với tốc độ nhanh nhất có thể. Mua sắm hoặc là tra cứu thông tin mọi lúc, mọi nơi, bao gồm cả online lẫn truyền thống. Hiểu được nhu cầu này của khách hàng thì các nhà bán lẻ cần tổ chức mô hình kinh doanh theo hướng đáp ứng các nhu cầu cá nhân hóa và các nhu cầu tức thì của khách hàng.

Trải nghiệm khách hàng:

Ngày nay khách hàng không chỉ mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Họ còn mua cả giá trị thương hiệu, tình yêu với thương hiệu (lovemark) và những trải nghiệm đáng giá mà doanh nghiệp đem lại cho họ. Các nhà bán lẻ và khách hàng của họ hiện nay đang sống trong thời kỳ 4.0. Thời kỳ mà công nghệ tràn ngập trong cuộc sống của họ. Nên các trải nghiệm khách hàng theo thời gian thực. Áp dụng công nghệ số vào thực tế (thực tế ảo, robot, trí tuệ thông minh nhân tạo) vào trong từng giai đoạn của quá trình mua sắm sẽ giúp cho khách hàng có được trải nghiệm tốt nhất.

Khách hàng quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm và dịch vụ tốt cho sức khỏe:

Theo các báo cáo và dữ liệu thống kê, trong bối cảnh dịch bệnh cũng như cuộc sống hiện đại hơn, công nghệ hơn, người tiêu dùng có nhu cầu cao hơn về các sản phẩm và dịch vụ tốt cho sức khỏe và sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Vì vậy các nhà bán lẻ cần tập trung khai thác mạnh và sâu nhu cầu này. Ví dụ như các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ 100%, sản phẩm xanh, sản phẩm sạch là những sản phẩm được ưu tiên trong danh mục mua hàng của người tiêu dùng.

Mạng xã hội:

Mạng xã hội là công cụ tìm kiếm khách hàng, giữ chân khách hàng của doanh nghiệp. Nhưng mạng xã hội và các hội nhóm cũng là các cộng đồng để khách hàng học hỏi, tìm hiểu các thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà họ chuẩn bị mua hoặc đã mua. Hơn nữa, khách hàng còn bị ảnh hưởng mạnh trong quyết định mua hàng bởi những người nổi tiếng, có ảnh hưởng trên mạng xã hội. Doanh nghiệp có thể cung cấp các thông tin một cách sẵn sàng thông qua bài viết (text), video, hình ảnh (photos) để khách hàng dễ dàng tiếp cận thông tin ở mọi lúc, mọi nơi. Cần phải đo lường và phân tích dữ liệu khách hàng ở trên mạng xã hội để từ đó đưa ra các chiến lược truyền thông marketing tích hợp phù hợp với nhãn hàng và doanh nghiệp.

3.Thị trường bán lẻ:

thị trường bán lẻ

Bán lẻ là một thị trường cạnh tranh khắc nghiệt và có sự thay đổi nhanh chóng. Sự đa dạng của nhà bán lẻ mới gia nhập thị trường cũng như các nhà bán lẻ đã có sẵn trên thị trường đem đến một bức tranh tổng thể là cạnh tranh gay gắt trong “đại dương đỏ”. Để bảo vệ thị phần và mở rộng thị phần, các nhà bán lẻ phải phát triển các chiến lược kinh doanh và mô hình kinh doanh mới phù hợp với các vấn đề thực tại của môi trường cạnh tranh ngành bán lẻ.

Có năm yếu tố sẽ quyết định đến bức tranh của thị trường ngành bán lẻ trong tương lai, bao gồm:

Sự hợp nhất hay sát nhập của các doanh nghiệp bán lẻ:

Sự gia tăng của các hoạt động hợp nhất hoặc sát nhập của các doanh nghiệp bán lẻ có sẵn trên thị trường sẽ giúp gia tăng sức mạnh về thị phần lẫn cả khả năng tài chính. Điều này khiến cho sự cạnh tranh gia tăng và làm suy yếu các đối thủ nhỏ hơn trên thị trường. Khả năng sống sót hoặc chống đỡ của các nhà bán lẻ nhỏ hơn, rời rạc hơn sẽ rất khó khăn.

Sự gia tăng của các nhà khởi nghiệp bán lẻ mới:

Mặc dù thị trường bán lẻ rất cạnh tranh. Trên thị trường có những đại gia ngành bán lẻ với hàng trăm năm hoặc hàng chục năm kinh nghiệm. Thị trường có thể phủ khắp toàn cầu. Nhưng các nhà khởi nghiệp mới trong ngành bán lẻ vẫn tăng trưởng rất mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngày ngay, khách hàng có thể mua hàng ở trên mạng Internet hoặc ở bất cứ đâu, của bất cứ ai, không nhất thiết phải là của những nhà bán lẻ nổi tiếng, miễn là sản phẩm, dịch vụ đó đem lại giá trị cho khách hàng.

Nhà khởi nghiệp bán lẻ mới.

Các nhà khởi nghiệp bán lẻ thường khai thác các yếu tố độc đáo của địa phương. Hoặc tập trung khai thác một nhóm khách hàng cụ thể. Kết hợp với các hiểu biết và yếu tố công nghệ để bắt đầu kinh doanh và trở nên mạnh hơn, lớn hơn. Thậm chí, một số nhà khởi nghiệp trong ngành bán lẻ thời trang đã có thể làm gián đoạn và làm thay đổi ngành thời trang truyền thống với những mô hình kinh doanh sáng tạo. Ví dụ như bán hàng bằng công nghệ livestream tại Trung Quốc đã làm thay đổi đáng kể ngành bán lẻ Trung Quốc và thương mại điện tử trên toàn cầu hoặc nhỏ hơn là ngành thời trang tại đây.

Các nhà bán lẻ lớn định nghĩa và định hình lại thị trường ngành bán lẻ:

Trong ngành bán lẻ hiện đại, chúng ta nhắc tới những tập đoàn khổng lồ như Amazon Inc (Mỹ), Wal-Mart (Mỹ), Alibaba (Trung Quốc)… và nhiều nhà bán lẻ khác có khả năng định nghĩa lại và định hình lại thị trường bán lẻ. Nhờ vào năng lực công nghệ, năng lực cung ứng dịch vụ, năng lực tài chính, khả năng sáng tạo cũng như sao chép. Họ tạo lập các quy tắc và chuẩn mực mới, cao hơn, hiện đại hơn, tốt hơn, giàu trải nghiệm hơn cho khách hàng. Nhờ sự sáng tạo và khả năng công nghệ, khả năng tài chính dồi dào và khả năng nắm bắt nhu cầu khách hàng dựa trên dữ liệu lớn của khách hàng. Đây chính là những nhà bán lẻ có sức ảnh hưởng rất lớn đến thị trường bán lẻ toàn cầu và thị trường địa phương (do học hỏi hoặc có tác động gián tiếp vào thị trường bán lẻ địa phương).

Những loại hình bán lẻ mới:

Thị trường bán lẻ sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi những mô hình bán lẻ mới như O2O (offline to online, online to offline). Mô hình bán lẻ truyền thống tại các điểm bán nhưng hoàn toàn không có người bán, không có người thu ngân, chứa đựng các yếu tố công nghệ cao và khả năng đầu tư tài chính rất lớn như Amazon Go (Mỹ) hoặc HEMA (Trung Quốc).

– Các quy định về pháp lý mới ảnh hưởng đến thị trường bán lẻ:

Các nhà bán lẻ sẽ tiếp tục gặp phải rất nhiều các áp lực và vấn đề về pháp lý. Như vấn đề về bảo vệ môi trường, bảo vệ người lao động, bảo vệ dữ liệu người dùng, các vấn đề tranh cãi về quá trình robot hóa và sử dụng trí tuệ thông minh nhân tạo đã làm mất việc của những người lao động. Mặt khác, các vấn đề về chính trị như Brexit (sự kiện chính trị nước Anh quyết định tách khỏi Liên minh Châu Âu EU). Chiến tranh Thương mại Mỹ – Trung.  Chiến lược “Nước Mỹ trên hết” của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump…

4.Lực lượng bán

lực lượng bán lẻ

Các nhà bán lẻ phải đối mặt với một số sự thay đổi trong quản trị lực lượng bán. Bao gồm sự gia tăng các nhu cầu khác cho nhân viên ngành bán lẻ. Thay vì chỉ là tiền lương tiền thưởng thông thường, mà kèm theo đó là các đặc quyền đặc lợi nhiều hơn. Một xu hướng khác cũng chỉ ra rằng, lực lượng bán có xu hướng giảm sự trung thành đối với các doanh nghiệp bán lẻ. Vì nhân sự cho rằng ở đâu tốt hơn thì họ có thể dịch chuyển đến chỗ tốt hơn. Nhu cầu cân bằng về công việc và cuộc sống ngày càng được đòi hỏi và trở thành quyền của nhân sự thuộc lực lượng bán. Tuy nhiên, vấn đề nhức nhối và khó khăn đối với các nhà bán lẻ là sự cạnh tranh. Và tranh giành nhân sự cao cấp trong ngành bán lẻ. Đặc biệt là những người vừa có kinh nghiệm, vừa có kỹ năng công nghệ tốt và có khả năng sáng tạo, khả năng quản trị tốt ví dụ như CEO Apple Tim Cook hoặc CEO Tesla Elon Musks. Họ là những nhân sự cấp cao và bậc thầy của ngành bán lẻ.

Chiến lược quản trị nhân sự và quản trị lực lượng bán.

Câu hỏi đặt ra là, từ những vấn đề trên, các nhà bán lẻ cần phải rút ra chiến lược quản trị nhân sự và quản trị lực lượng bán như thế nào?

Các nhà quản trị bán lẻ cần thường xuyên mở các cuộc hội thoại, trao đổi với các thành viên trong lực lượng bán, lắng nghe các ý kiến và mối quan tâm của họ. Từ đó cải thiện các vấn đề mà người lao động đang đề xuất. Đồng thời, các nhà quản trị bán lẻ cần phải chuẩn bị và cung cấp các công cụ đào tạo và phát triển nhân sự để giúp họ thành công trong bối cảnh mới, cạnh tranh gay gắt và liên tục phải cập nhật. Rất nhiều công ty, doanh nghiệp, tập đoàn có các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp. Thậm chí còn được gọi là “trường đại học doanh nghiệp” ngay trong các doanh nghiệp. Hơn nữa, các nhà bán lẻ cũng cần bày tỏ quan điểm quan tâm đến các vấn đề xã hội. Nhận các trách nhiệm xã hội trong điều kiện cho phép như cải thiện vấn đề môi trường, vấn đề nhà ở, vấn đề lạm dụng lao động trẻ em v.v…

5.Tài chính:

tài chính bán lẻ

Yếu tố tài chính là yếu tố quan trọng với tất cả các doanh nghiệp nói chung chứ không riêng gì doanh nghiệp bán lẻ.

Yếu tố tài chính cho thấy:

  • Khả năng phát triển chuỗi ở trên quy mô rộng lớn.
  • Khả năng phát triển với tốc độ nhanh.
  • Khả năng đầu tư công nghệ mới và áp dụng công nghệ mới.
  • Khả năng gọi vốn cộng đồng hoặc gọi vốn trên thị trường chứng khoán địa phương hoặc thậm chí là thị trường chứng khoán quốc tế (NYSE, HSSE…)

Các doanh nghiệp cũng không thể hoặc không dễ dàng sát nhập, mua bán, tạo ra mô hình mới, thử nghiệm mới nếu không có khả năng tài chính tốt. Vì vậy, yếu tố tài chính là một yếu tố quan trọng của ngành bán lẻ. Cũng là một lợi thế cạnh tranh lớn trong thời đại 4.0 ngày nay.

Câu chuyện thành công.

Ví dụ như: Tập đoàn Amazon (Mỹ) đã mua lại chuỗi siêu thị Whole Foods (Mỹ) với giá 13,7 tỷ đô. Tuy nhiên, sau khi hoàn tất thương vụ mua bán, giá cổ phiếu của Amazon đã tăng lên rất mạnh. Giá trị gia tăng của cổ phiếu Amazon nhờ vụ mua lại chuỗi siêu thị Whole Foods đã vượt qua con số 13,7 tỷ đô. Như vậy, có thể coi là Amazon mua lại Whole Foods gần như không mất tiền. Đó là cách mà dòng tiền đã vận hành trên một thị trường đủ lớn.

6.Khả năng quản trị

Quản trị trong lĩnh vực bán lẻ phải đáp ứng các yếu tố như nhanh chóng, quyết liệt, đổi mới, sáng tạo, chấp nhận rủi ro, quản trị nhân sự tốt, quản trị dòng tiền tốt. Khả năng quản trị trong ngành bán còn thể hiện qua việc ứng dụng năm yếu tố đã phân tích trên trong một chiến lược kinh doanh, mô hình kinhkhả năng quản trị bán lẻ

>> Xem thêm: MÔ HÌNH BÁN LẺ MỚI THỜI KÌ 4.0 (PHẦN 2) TẠI ĐÂY!

CÔNG TY TNHH PA MAKRETING

Đơn vị đào tạo và tư vấn, triển khai về makreting online, Bán hàng trực tuyến, thương mại điện tử, truyền thông & Xử lý khủng hoảng truyền thông… bài bản số 1 tại Việt Nam.

Hotline: 0917781399- 0906 950333; Email: cskh.pamarketing@gmail.com

Fanpage: facebook.com/pamarketing.vn

Website: pamarketing.vn Youtube: www.youtube.com/pamarketing

Kiếm tiền tỉ nhờ Facebook và Internet Marketing   Vì sao người siêu giàu vẫn tìm đến tín dụng đen?

 

 

 


Bài viết liên quan