5 nguyên tắc cần nhớ khi sắp xếp bố cục ảnh

5 kinh nghiệm sắp xếp bố cục ảnh

Để có một bức ảnh đẹp và hài hòa, thì việc sắp xếp bố cục ảnh là rất quan trọng. Bạn phải sắp xếp làm sao cho để bức ảnh thu hút được người xem. Không có một quy chuẩn nào về sắp xếp bố cục ảnh có thể được áp dụng cho các trường hợp. Nhưng sẽ có những nguyên tắc giúp bạn làm sao để có một bức ảnh trông thật ấn tượng.

Sau đây mình sẽ chia sẻ cho các bạn: 5 nguyên tắc cần nhớ khi sắp xếp bố cục ảnh. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Sắp xếp bố cục ảnh thật đơn giản mà hiệu quả cao.

  • Sách dạy chụp ảnh đều nói rõ là có một số nguyên tắc cho bố cục một bức ảnh. Việc tuân thủ các nguyên tắc bố cục ảnh là cần thiết.
  • Quá trình làm phóng viên ảnh cho một tờ báo đã dạy cho nhà nhiếp ảnh Niel turner rằng: Các bố cục đơn giản lại mang lại hiệu quả tốt nhất. Trong thực tế có nhiều cách để giữ cho bố cục ảnh đơn giản.
  • Neil turner thích chụp ảnh với độ sâu ảnh nhỏ. Mắt người bị thu hút bởi chủ đề trong tiêu điểm sắc nét và nổi bật nhất khỏi nền ảnh. Điều này làm người ta ngộ nhận  hậu cảnh không đóng góp quan trong cho toàn bộ bức ảnh. Nhưng thực tế phần hậu cảnh xóa mờ là một phần rất quan trọng của bức ảnh.

Ví dụ:

Sắp xếp bố cục ảnh thật đơn giản mà hiệu quả cao

Sắp xếp bố cục ảnh thật đơn giản.

  • Tấm ảnh chụp một cậu bé 4 tuổi đang vui chơi trên bãi cỏ. Rất đơn giản nhưng tạo được hiệu quả là nhờ sự kết hợp giữa chủ đề và hậu cảnh. Một cách đầy tính nghệ thuật và tuân thủ nguyên tắc bố cục ảnh cơ bản. Cậu bé được lấy làm tiêu điểm, sắc nét nhất.
  • Tác giả dùng ống kính zoom với kỹ thuật xóa mờ hậu cảnh làm cho khuôn mặt cậu bé hơi bị mờ đi. Cụ thể: Ống kính tele-zoom 70-200 f2.8. Lấy tiêu cự 180mm, mở rộng màn trập f2.8, tốc độ 1/4000 th giây trên phim ISO 200, nắng tốt. Bức ảnh tạo được hiệu quả cao, kể ngay cho người xem câu chuyện của ảnh. Đặc biệt với cặp mắt lơ đểnh của đứa trẻ.
  • Nếu ta dùng chức năng Autofocus khiến tất cả các chi tiết trên ảnh đều sắc nét như nhau. Hoặc lấy khuôn mặt cậu bé làm tiêu điểm, bức ảnh coi như ….hỏng! chẳng có chút nghệ thuật nào !

2. Góc chụp thấp hơn một chút hoặc cao hơn một chút

  • Để có môt bức ảnh đẹp thì người chụp cần chọn được điểm phù hợp với chủ đề. Nói cụ thể là: Người chụp ảnh chọn được độ cao của ống kính.
  • Nhà nhiếp ảnh Neil Turner cho rằng: Hầu hết ảnh phong cảnh được chụp với tư thế quỳ gối hoặc đứng trên một chiếc ghế, một cái thang.
  • Neil Turner nói rằng có tới 90% số ảnh chụp phong cảnh sẽ trở nên đẹp hơn. Khi đặt ống kính thấp hơn hay cao hơn tầm mắt người chụp. Cụ thể là dưới 1,2 mét hay cao hơn 2 mét.

3. Kết hợp bố cục ảnh với khung có sẵn

  • Để giữ được sự chú ý của người xem vào chi tiết bên trong các cạnh của tấm ảnh. Chúng ta phải dùng các kỹ thuật bố cục để giữ ánh mắt của người xem vào bức ảnh. Cho tới khi người đó hiểu được những gì chúng ta muốn nói qua bức ảnh đó.
  • Để tập trung sự chú ý vào một bức ảnh bạn phải cho nó một cái khung. Bạn phải khéo léo khai thác chi tiết, bối cảnh để đóng khung cho ảnh.

4. Tập trung khai thác chi tiết chủ đề.

Nếu là phóng viên ảnh báo chí, bạn sẽ thấy giá trị của “ con mắt chi tiết” . Hãy thử hình dung bạn cùng chụp một sự kiện nào đó với nhiều đồng nghiệp từ những tờ báo khác. Sự khác biệt và mang dấu ấn riêng của bạn sẽ trở nên một yêu cầu sống còn. Hoặc bạn muốn xảy ra tình trạng tấm ảnh xuất hiện trên các báo đều na ná nhau. Cho dù do phóng viên của từng tờ chụp riêng rẽ.

Ví dụ:

Khai thác chi tiết chủ đề

Khai thác chi tiết chủ đề

  • Tấm ảnh chụp mắt của một con voi này là một ví dụ kinh điển cho việc bắt được cái thần của đối tượng. Tác giả thuật lại rằng: Hôm ấy nhóm 6 phóng viên ảnh cùng chụp một con voi Ấn Độ nhỏ tuổi trỏ tài vẽ tranh. Tất cả đều cố chụp một bức ảnh theo đúng khuôn mẫu: Có con voi, 3 đứa trẻ, một số sơn màu và một giá vẽ. Tất cả đều sử dụng máy ảnh có ống kính 17-35. Riêng tác giả thủ thêm một chiếc máy ảnh thứ hai gắn ống kính tele zoom 70-200.
  • Ý thức được rằng: Mình sẽ bất lợi về sức cạnh tranh do 5 báo kia xuất bản ngay sáng hôm sau. Trong khi báo của tác giả phải 2 ngày sau mới phát hành. Tác giả đã dùng chiếc máy ảnh thứ hai này để zoom lại, chỉ đặc tả con mắt thật chi tiết của chú voi.
  • Kết quả là: Tuy in sau, nhưng tấm ảnh này lại thành công hơn hẳn. Được in thành ảnh bưu thiếp và được nhiều người gửi e – mail tặng bạn bè, người thân.

5. Không gian rộng mở của bức ảnh

  • Người ta thường thích các kiểu bố cục chặt chẽ. Nhưng trong thực tế, một số chủ đề lại cần có không gian rộng lớn mới thể hiện được hết bản chất của mình.
  • Một khu vực rộng ở tiền cảnh hay hậu cảnh có thể tạo ra sự nhấn mạnh cho hình ảnh. Đặt một đối tượng nhỏ trong một không gian lớn có thể giúp bạn kể được câu chuyện mình tâm đắc.

Ví dụ:

Không gian rộng mở của bức ảnh

Chụp ảnh với không gian rộng

  • Nếu bạn đặt một người nơi góc dưới ảnh có thể diễn đạt được sự cô đơn hay dễ bị tổn thương. Còn nếu đặt ở một góc trên sẽ có ngụ ý ngược lại.
  • Trong tấm ảnh chụp đứa bé đang chơi trên thảm cỏ. Với ánh mắt ngây thơ và ngơ ngác. Cho thấy cậu bé đang lo sợ điều gì đấy. Người chụp đứng từ trên cao( khoảng 5cm) chúc ống kính xuống để cách ly bãi cỏ khỏi hậu cảnh.
  • Thật ra, đây là một bố cục hơi bị khác thường và gây được hiệu quả. Nếu không gian chung quanh đứa trẻ đầy những chi tiết thì ảnh hưởng của bố cục này sẽ bị mất đi.
  • Ngoài ra, tấm ảnh này là một ví dụ nữa cho kinh nghiệm chụp ảnh là: Những tấm ảnh đơn giản thường đem lại hiệu quả nhiều hơn.

Nguồn:PH.TN.(Theo tài liệu của Neil Turner)

Nếu các bạn muốn có một bức ảnh về sản phẩm đẹp, hấp dẫn và thu hút người nhìn. Hãy đến với khóa học Đồ họa quảng cáo do pamarketing cung cấp. Các bạn có thể tham khảo về khóa học tại link sau: Đồ họa quảng cáo



Bài viết liên quan