4 quy tắc bố cục chụp ảnh đơn giản và phổ thông nhất

4 quy tắc bố cục chụp ảnh đơn giản và phổ thông nhất

Với việc chụp ảnh thì không có bất cứ 1 nguyên tắc nào cả. Nhưng vẫn có những quy tắc mang tính ngầm định về việc xây dựng bố cục chụp ảnh. Những nguyên tắc này được sử dụng hầu hết trong các trường hợp. Giúp bạn có những bức ảnh đẹp hơn.

Các quy tắc về bố cục chụp ảnh mang lại sự hài hòa và cân bằng cho bức ảnh. Thu hút người nhìn hơn, giúp họ có được cái nhìn tập trung hơn vào trung tâm bức ảnh. Ở bài viết này PA Marketing sẽ giới thiệu tới bạn 4 quy tắc bố cục chụp ảnh đơn giản và phổ thông nhất.

1. Bố cục chụp ảnh đơn giản.

Đã có khá nhiều sách báo, bài viết nói về bố cục chụp ảnh và một số nguyên tắc trong bố cục chụp ảnh. Và việc tuân thủ các nguyên tắc chụp ảnh đó là điều cần thiết.
3 nguyên tắc bố cục chụp ảnh đơn giản:

  • Bố cục theo nguyên tắc 1/3 kinh điển:
  • Bố cục theo đường dẫn mắt.
  • Bố cục theo các yếu tố cân bằng trong bức ảnh…

Nhưng ngoài ra khi chụp ảnh thực tế, chúng ta sẽ có thêm những kinh nghiệm quý báu. Và bố cục một bức ảnh đôi khi lại chẳng gò bó theo một nguyên tắc nào. Theo kinh nghiệm của một nhiếp ảnh gia lâu năm thì một bố cục đơn giản thường sẽ đem lại những hiệu quả tốt và rất thực tế.

Ví dụ:

Việc chúng ta chụp ảnh với độ sâu trường ảnh nhỏ (Khẩu độ mở rộng- hay còn gọi là chụp xóa phông).
Ảnh chụp xóa phông

Ảnh chụp xóa phông

Bức ảnh chụp 1 con ong và và phần hậu cảnh của bức ảnh đã được làm mờ đi rất nhiều. Khiến cho chủ thể là con ong được làm nổi bật lên.

  • Nếu bức ảnh chụp với 1 DOF sâu hơn khiến cho toàn bộ phần hậu cảnh (là vườn rau) đều sắc nét. Rất có thể con ong sẽ bị lẫn vào trong những chi tiết cành cây trong vườn.
  • Mắt người luôn bị lôi kéo bởi những chủ đề nằm trong bức ảnh. Và những tiêu điểm sắc nét nhất sẽ hút được ánh nhìn nhiều nhất. Điều này khiến cho nhiều người tưởng rằng: Phần nền của bức ảnh không liên quan gì tới phần nội dung hiển thị sắc nét kia. Nhưng thực tế những phần nền được làm mờ đó đóng vai trò khá quan trọng trong bức ảnh. Đôi khi nó ẩn chứa cả những câu chuyện sâu xa ở đó.

2. Góc chụp khác lạ.

  • Để chụp được 1 bức ảnh vô cùng đơn giản. Nhất là với công nghệ hiện nay, bất cứ ai cũng có thể chụp được một bức ảnh chỉ với vài thao tác đơn giản. Dù là Chụp ảnh sản phẩm hay bất cứ thứ gì xung quanh bạn.
  • Nhưng để chọn được 1 góc chụp khác lạ, tôn lên những điểm nổi bật của chủ đề thì không phải ai cũng biết.

Bức ảnh với góc chụp lạ- từ dưới lên

Bức ảnh với góc chụp lạ- từ dưới lên

Ví dụ như trong bức ảnh này, người nhiếp ảnh gia đã chọn góc chụp từ dưới lên. Anh ấy đã nằm dưới 1 con mương cạn để có 1 góc nhìn độc đáo hơn cho bức ảnh.
Ảnh chụp với góc chụp rất thấp

Ảnh chụp với góc chụp rất thấp

  • Ở bức ảnh này thì nhiếp ảnh gia cũng chọn 1 góc chụp khá thấp, để lấy một phần tiền cảnh là mặt đất. Cho ta góc nhìn gần giống như góc nhìn của một con kiến (Ant’s eye view).

Bằng cách để Camera ở vị trí thấp, sẽ cho ta góc nhìn khá mới lạ, và có cảm giác các đối tượng trong bức ảnh cao lớn hơn khá nhiều. Và điều đó đặc biệt có ích khi chụp ảnh cho các hot girl chân dài. Với góc chụp thấp, hơi hất từ dưới lên sẽ làm người mẫu cao hơn một chút, và chân dài hơn một chút.

  • Những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, chúng ta được biết đến các thiết bị chụp ảnh từ trên cao (Fly camera). Điều mà trước đó chỉ được thực hiện bởi những chiếc máy bay với chi phí tốn kém hơn rất nhiều.
  • Với các thiết bị chụp ảnh từ trên cao này cũng cho chúng ta những góc chụp vô cùng độc đáo và mới lạ. Giống như góc nhìn của loài chim khi chúng bay ở trên cao và nhìn xuống dưới.(Bird’s eye view)

Fly camera- nguồn: Katrin Kortmann

Fly camera- nguồn: Katrin Kortmann

3. Chụp ảnh cận cảnh.

Có một câu nói của một nhiếp ảnh gia nổi tiếng rằng “Nếu bức ảnh của bạn chưa đẹp, có nghĩa là bạn chưa tới đủ gần”.

  • Định nghĩa về cái đẹp đôi khi không quá phức tạp như chúng ta nghĩ. Đôi khi chỉ cần cho người xem những góc nhìn khác; Những trải nghiệm mới, độc đáo và thú vị là đủ.

Ảnh chụp cận cảnh

Ảnh chụp cận cảnh

Những phiến lá sau cơn mưa, tưởng chừng rất bình thường cho tới khi ta tới gần chúng hơn.
Đồ sâu bọ không hề xấu xí mà lại còn đầy màu sắc với góc chụp cận cảnh mới lạ

Đồ sâu bọ không hề xấu xí mà lại còn đầy màu sắc với góc chụp cận cảnh mới lạ

  • Khi chúng ta chụp những bức ảnh cận cảnh, sẽ cho người xem một góc nhìn chân thực. Điều mà khi đứng ở xa chúng ta chẳng bao giờ thấy được.
  • Bức ảnh trở nên độc đáo bởi lẽ thường khi chúng ta nhìn vạn vật bằng mắt thường. Chúng ta chỉ đứng ở xa và quan sát tổng quan. Cho nên khi chụp một bức ảnh cận cảnh, lột tả chi tiết về những chủ thể- Đối tượng vô cùng quen thuộc lại khiến chúng ta không khỏi bất ngờ và thú vị.

4. Chụp ảnh với góc chụp rộng.(rộng hơn, nhiều thông tin hơn)

  • Trái ngược lại với cách chụp cận cảnh. Việc chúng ta lựa chọn một góc chụp thật rộng, lấy được toàn cảnh cũng sẽ tạo nên những bức ảnh rất độc đáo. Tạo cái nhìn tổng quan hơn.
  • Góc chụp rộng thường được sử dụng khi chúng ta muốn kể những câu chuyện “lớn” ở trong bức hình của mình.

Ví dụ như: Lột tả sự hùng vĩ của núi non, biển trời. Hay sự nhộn nhịp sầm uất của một thành phố. Thì chúng ta không thể sử dụng một bức ảnh chụp cận cảnh để làm điều đó.
Chụp ảnh với góc chụp rộng

Chụp ảnh với góc chụp rộng

  • Và việc chụp với góc nhìn rộng cũng khá đơn giản. Chúng ta không nhất thiết phải bỏ ra số tiền lớn để sở hữu những ống kính góc rộng đắt tiền. Nhưng nếu có điều kiện thì tội gì không xài.
  • Các bạn có thể lựa chọn các vị trí cao, xa, thoáng để chụp các tấm hình góc rộng này. Ví dụ trèo lên tầng 72 của tòa nhà Keangnam chẳng hạn.

 Góc chụp từ trên các vị trí cao

Góc chụp từ trên các vị trí cao

  • Hoặc các bạn cũng có thể chụp nhiều tấm với góc nhìn hẹp. Sau đó sử dụng phần mềm để ghép lại thành một tấm ảnh lớn hơn thành dạng ảnh Panorama.

Trên đây là 4 quy tắc bố cục chụp ảnh phổ thông mà rất hiệu quả. Các bạn hãy thử áp dụng vào những shot hình của mình và xem kết quả. Ngoài ra cũng còn rất nhiều những góc chụp độc đáo khác nữa. Giúp các bạn có thể chụp được những bức ảnh đẹp. Hãy thoải mái sáng tạo theo ý thích của mình.
Để hiểu rõ hơn về cách chụp ảnh cũng như những kỹ năng cần thiết trong chụp ảnh. Hãy đến với khóa học Đồ họa quảng cáo của chúng tôi tại PA Marketing.



Bài viết liên quan