Facebook Audience Insight là một công cụ miễn phí hỗ trợ marketing- quảng cáo trên Facebook. Nó sẽ có thể giúp bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về nhân khẩu học, hành vi của 1 nhóm người trên Facebook.
>>> Mời các bạn tham gia khóa học: Facebook Marketing chuyên sâu cho Marketer
Nội dung bài viết
1. Facebook Audience Insight là gì ?
- Đối tượng tùy chỉnh từ danh sách khách hàng là khách hàng hiện có của mình. Bạn có thể nhắm mục tiêu quảng cáo tới đối tượng bạn đã tạo trên Facebook, Instagram và Audience Network.
- Bạn tải lên, sao chép và dán hoặc nhập danh sách khách hàng đã được tạo. Tiếp theo, chúng tôi sử dụng dữ liệu đã được tạo từ danh sách đó để khớp những người trên danh sách của bạn với những người trên Facebook.
Vậy những thông tin mà Facebook Audience Insights cung cấp ở đâu ra?. Vì sao Facebook lại có được dữ liệu người dùng khổng lồ như vậy? Có 2 nguồn dữ liệu chính:

Dữ liệu thông tin mà người dùng cung cấp cho Facebook:
Là các dữ liệu khi người dùng đăng ký Facebook điền vào và trong quá trình sử dụng. Facebook có hỏi thêm như: Tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, tình trạng học vấn, công việc…
Dữ liệu từ đối tác bên thứ ba:
Một người dùng Facebook mua hàng trên Facebook thông qua 1 trang web đối tác của Facebook. Các dữ liệu của người mua hàng sẽ được Facebook ghi nhận. Ví dụ: hành vi mua sắm, thu nhập hộ gia đình,…
Với nhiều nhà quảng cáo, Facebook Audience Insight là một công cụ hữu ích để có thể phân tích khách hàng theo mong muốn, tuy nhiên nó cũng chỉ là công cụ, còn sử dụng như thế nào, áp dụng ra sao để đạt được hiệu quả cao mới là vấn đề quan trọng nhất.
2. Hướng dẫn sử dụng Facebook Audience Insight
Bạn có thể truy cập Audience Insights thông qua trình quản lý Facebook Ads :
Khi vào Audience Insights, bạn sẽ thấy 1 bảng hiển thị, hãy chọn lượng khách hàng bạn muốn khám phá. Bao gồm:

Tất cả mọi người trên Facebook:
Đây là lựa chọn mặc định. Nếu bạn chọn lựa chọn này, Audience Insights sẽ hiển thị kết quả dữ liệu của toàn bộ người sử dụng Facebook. (mặc định sẽ là US, bạn có thể đổi lại quốc gia mà bạn muốn). Tất cả 1 quốc gia nào đó là rất rộng, rất chung nên bạn có thể tùy chọn thành địa điểm thành phố cụ thể, sở thích, độ tuổi,…mà bạn muốn khám phá.
Những người kết nối với page của bạn:
Nếu bạn có xây dựng các fanpage và muốn tìm hiểu thêm nhiều thứ về những người đã like trang của bạn. Bạn hãy chọn lựa chọn này.
A Custom Audience:
Nếu bạn có website và đã xây dựng được 1 danh sách audience những người đã truy cập website của bạn, hoặc bạn xây dựng được 1 danh sách custom audience dựa vào email, số điện thoại, bạn có thể phân tích audience của bạn ở lựa chọn này.
Bảng này hiện ra để giúp bạn có thể hình dung rõ hơn về chức năng của Audience Insights. Thực sự bạn có thể tắt nó và tùy chọn khám phá khách hàng theo ý định của bạn bên cột phải.
3. Khám phá dữ liệu được hiển thị
Sau khi bạn điền đủ các thông tin về audience mà bạn muốn khám phá. Nếu audience của bạn đủ lớn, kết quả sẽ được hiển thị. Sẽ có rất nhiều các thống kê về lượng audience của bạn, mình sẽ đi chi tiết với ví dụ sau :
Mình khám phá Audience với các thông tin sau :
- Location: United State
- Age: 20 – 40
- Gender: Nam
- Interests: Tattoo
- Relationship Status: Độc thân
- Thích giới tính: Nữ
Đầu tiên chúng ta thấy có tất cả 3m- 3.5m monthly active people với lượng audience này. Có nghĩa có 3 triệu đến 3,5 triệu người hoạt động hàng tháng với lượng khách hàng bạn đang xét đến. Chúng ta sẽ tìm hiểu từng kết quả tìm được.
Tùy vào trường hợp marketing online, tùy vào mục đích nghiên cứu riêng của bạn. Bạn có thể sử dụng Audience khác nhau, trong 1 bài viết khác mình sẽ chỉ rõ hơn cho các bạn thấy mình đã dùng Audience Insight để xác định khách hàng.
Hi vọng bài viết có ích đối với các bạn!
Tham gia khóa học: Facebook Marketing nâng cao do Pa-Marketing cung cấp
Bài viết liên quan
17 NGUYÊN NHÂN KHIẾN BẠN LIVESTREAM THẤT BẠI
17 NGUYÊN NHÂN KHIẾN BẠN LIVESTREAM THẤT BẠI 17 LÝ DO KHIẾN BẠN LIVESTREAM KHÔNG [...]
Th2
Những chiến lược và chiến thuật đổi mới sản phẩm
Những chiến lược và chiến thuật đổi mới sản phẩm Bạn cần chú [...]
Th1
Sự khác biệt quyết định sống còn của doanh nghiệp
Nội dung bài viết“Sự khác biệt” là cần thiết Ví dụ về “Sự khác biệt”Sự khác [...]
Th1
Chiến lược lựa chọn sản phẩm : Khác biệt hay là chết (2)
Nội dung bài viếtVí dụ thành công: Sự khác biệt Xây dựng hình ảnh Thanh toán [...]
Th1
Chiến lược “hớt váng” là gì ?
Nội dung bài viếtChiến lược “hớt váng” là gì ?Sản phẩm ăn theo mùa vụ [...]
Th1
Phân Tích chiến lược lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ Tầm Trung
Nội dung bài viếtSản phẩm/dịch vụ trung cấpChúng ta sẽ cùng phân tích trong trường [...]
Th1
Chiến lược định giá sản phẩm
Nội dung bài viết Chiến lược định giá sản phẩm Sản phẩm/dịch vụ bình dânSản phẩm/dịch vụ [...]
Th1
Tình huống cụ thể về chiến lược cho Sản phẩm/dịch vụ bình dân
Sau đây, chúng ta sẽ đi vào một số tình huống cụ thể về chiến [...]
Th1
Những loại nội dung mà bạn có thể xây dựng và phát triển (3)
Đây là phần 3 của chuyên mục ” Những loại nội dung mà bạn có [...]
Th1
Những loại nội dung mà bạn có thể xây dựng và phát triển (1)
Nội dung bài viếtDanh sách những loại nội dung mà bạn có thể xây dựng [...]
Th1
Đại chiến quảng cáo Milo-Ovaltine: Ai là ‘nhà vô địch’?
Tại Việt Nam có hai nhãn hàng tung ra chiến dịch quảng cáo truyền thông [...]
Th1
Content Marketing- Các định dạng của của nội dung số (2)
Nội dung bài viết4.Các định dạng về trò chơi (game)5.Các định dạng về ứng dụng [...]
Th1
Content Marketing- Các định dạng của của nội dung số (1)
Các định dạng của của nội dung số Marketing bằng nội dung hoặc thông qua [...]
Th1
Tầm quan trọng của Internet Marketing trong thời đại 4.0
Nội dung bài viếtTầm quan trọng của Internet Marketing trong thời địa 4.0 khi kết [...]
Th1
Marketing nội dung số-“phù thủy trang điểm” Michelle Phan
Một ví dụ Marketing nội dung số có tính Việt Nam đó là gương mặt [...]
Th1