Kiếm tiền trên nền tảng Facebook hẳn là không ít lần bạn đã gặp phải tình trạng quảng cáo Facebook bị từ chối. Vậy làm thế nào để tránh việc quảng cáo của bạn bị từ chối hoặc làm thế nào khi quảng cáo bị từ chối…?
Để nắm rõ được những sai lầm thường gặp khiến quảng cáo facebook của bạn bị từ chối. Cũng như những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến quảng cáo Facebook; Các mẹo để tự gỡ rối khi quảng cáo facebook bị từ chối. Mời bạn đọc cùng PA Marketing đi vào tìm hiểu ngay dưới đây.
1.Xác định nguyên nhân khiến quảng cáo Facebook bị từ chối.
Trước khi bắt đầu việc “tranh chấp” với Facebook, bạn cần biết một vài thông tin chính về việc: Tại sao quảng cáo của bạn lại bị từ chối.
Tìm hiểu lý do chính xác quảng cáo của bạn bị từ chối:
- Tìm hiểu rõ ràng lý do khiến quảng cáo có thể bị từ chối. Việc này sẽ được thông báo hoặc bạn có thể vào Trình quản lý quảng cáo, sau đó chuyển đến cấp quảng cáo và nhấp vào Chỉnh sửa trên quảng cáo bị từ chối của mình. Lúc này bạn sẽ thấy được lí do mà Facebook đưa ra để từ chối quảng cáo của bạn.
- Phần lớn các lí do đưa ra sẽ khá “củ chuối” và chung chung. Và đôi khi bạn nhận ra rằng điều này hoàn toàn không đúng với bài quảng cáo của mình. Facebook có thể nói rằng: Quảng cáo của bạn không được phê duyệt do có liên quan đến tiền điện tử hay tài chính. Nếu điều đó sai, bạn hoàn toàn có thể nhanh chóng đưa ra phản hồi về điều đó.
Nếu lý do quảng cáo Facebook bị từ chối họ đưa ra rõ ràng là không chính xác. Hãy kiểm tra các điều khoản và chính sách quảng cáo của Facebook chi tiết hơn để chắc chắn về kết luận của mình.
Tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến quảng cáo Facebook bị từ chối
Làm thế nào để tránh những ảnh hưởng xấu đến bài quảng cáo:
- Một trong những lý do lớn nhất khiến quảng cáo Facebook bị từ chối là do các thuộc tính cá nhân. Facebook không thích việc bạn gọi ra một thuộc tính cụ thể nào đó của người dùng trong quảng cáo của bạn. Ví dụ như: Béo bụng, quá béo, người da đen… Hay bạn hoàn toàn có thể nói: “Hãy gặp những chàng trai ở gần bạn” nhưng lại không thể nói “Hãy gặp những chàng trai khác”.
- Cách giải quyết trong trường hợp này là hãy sử dụng một lời chứng thực (review) của khách hàng. Hoặc kể một câu chuyện trong quảng cáo của bạn. Cách tiếp cận này cho phép bạn mô tả kiểu người mà sản phẩm/ dịch vụ của bạn phù hợp. Mà không cần phải nêu rõ đặc điểm cá nhân một cách cụ thể. Nó cũng dễ dàng tiếp cận và chiếm được lòng tin của khách hàng cao hơn, kích thích hoạt động tương tác, chuyển đổi.
2.Gửi yêu cầu xem xét đối với quảng cáo Facebook bị từ chối.
Nếu cần “tranh chấp” về quảng cáo bị từ chối, bạn có thể yêu cầu theo một số cách:
- Dễ dàng nhất đó chính là chuyển đến cấp quảng cáo của chiến dịch, nhấp chọn chỉnh sửa. Sau đó bạn nhấn tiếp vào nút Yêu cầu xem xét.
- Trong trường hợp lựa chọn này không khả dụng với bạn hoặc bạn đã yêu cầu xem xét. Thì bước tiếp theo là truy cập Trợ giúp kinh doanh của Facebook tại facebook.com/business/help . Tại đây bạn có thể tùy chọn trò chuyện với đội ngũ suport của Facebook khi nhấp vào Nhận hỗ trợ. Nếu không, bạn sẽ cần phải gửi các yêu cầu xem xét qua mail.
Gửi yêu cầu tranh chấp về quảng cáo bị từ chối
Trong cả hai trường hợp, bạn sẽ cần cung cấp một vài thông tin về quảng cáo bị từ chối của mình:
- ID tài khoản doanh nghiệp cho Trình quản lý doanh nghiệp của bạn.
- ID quảng cáo cho quảng cáo cụ thể đã bị từ chối.
Hai phần thông tin này sẽ giúp việc xem xét của bạn nhanh và chính xác hơn. Ngoài ra bạn cũng cần phải cho Facebook biết lý do: Tại sao quảng cáo của bạn bị từ chối Facebook đưa ra. Và lý do bạn tin rằng quảng cáo của mình tuân thủ các chính sách và điều khoản của Facebook. Điều này sẽ rất hữu ích khi bạn chứng minh với Facebook rằng: Tôi đọc và hiểu chi tiết về các điều khoản, chính sách của họ. Và có thể trình bày rõ ràng lý do tại sao quảng cáo của tôi bị từ chối sai.
3.Xem trạng thái yêu cầu xem xét quảng cáo của bạn.
Sau khi bạn đã liên hệ được với Facebook về việc xem xét lại quảng cáo thông qua hỗ trợ trò chuyện hoặc email. Bạn có thể kiểm tra tiến trình yêu cầu xem xét của mình trong hộp thư hỗ trợ.
- Cách dễ nhất để truy cập hộp thư đến này là truy cập https://facebook.com/support . Nếu bạn không thấy thông tin trong hộp thư hỗ trợ của mình. Bạn có thể phải theo dõi trong Messenger của mình.
- Nếu bạn không nhận được phản hồi từ Facebook trong một vài ngày. Lời khuyên lúc này cho bạn là: Liên hệ với họ để tìm hiểu tình trạng trường hợp đang xem xét của bạn.
Nếu bạn đã có một quảng cáo Facebook không phê duyệt. Đôi khi bạn không biết tại sao quảng cáo của mình lại từ chối. Hoặc làm thế nào để yêu cầu xem xét lại nó. Hãy nhớ rằng: Facebook liên tục thay đổi không chỉ là các thuật toán mà còn có cả cách mà bạn yêu cầu tranh chấp quảng cáo bị từ chối. Vì vậy hãy luôn xem xét lại kỹ lưỡng quảng cáo bị từ chối của mình. Xem có bao gồm các nội dung bị cấm hay khẳng định thuộc tính cá nhân hay không. Sau đó, bạn có thể chỉnh sửa quảng cáo của mình và gửi lại.
Dù rằng chỉ có facebook mới có thể xem xét lại quảng cáo Facebook bị từ chối của bạn. Nhưng nếu bạn cần tư vấn, hỗ trợ về quảng cáo Facebook hay muốn tham gia các khóa học Facebook bài bản, cầm tay chỉ việc. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ:
CÔNG TY TNHH PA MAKRETING
Đơn vị đào tạo và tư vấn, triển khai về makreting online, Bán hàng trực tuyến, thương mại điện tử, truyền thông & Xử lý khủng hoảng truyền thông… bài bản số 1 tại Việt Nam.
Hotline: 0917781399 – 0906.950.333; Email: cskh.pamarketing@gmail.com
Fanpage: facebook.com/pamarketing.vn; Website: pamarketing.vn
www.fb.com/phananhonline; Youtube: www.youtube.com/pamarketing
Đăng kí học chạy quảng cáo Facebook Đăng kí học Facebook Ads
Đăng kí học chạy quảng cáo Facebook qua zoom Nên thuê hay tự chạy quảng cáo
Bài viết liên quan
50 công cụ AI tốt nhất – 2024 ( Phần 4)
Với sự phát triển không ngừng của trí tuệ nhân tạo, việc lựa chọn và [...]
Th10
Hướng dẫn chi tiết nhập hàng từ 1688: Tận dụng lợi thế từ chuyên gia Phan Anh
Tự tin nhập hàng trực tiếp từ Trung Quốc mà không qua trung gian, tiếp [...]
Th10
Hướng dẫn nhập hàng 1688: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp nhỏ mở rộng nguồn hàng Trung Quốc
Muốn mua hàng trên 1688 nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Thầy Phan Anh [...]
Th10
50 công cụ AI tốt nhất – 2024 (Phần 3)
Bạn là người bận rộn và muốn tối ưu hóa thời gian làm việc? Chúng [...]
Th9
Chính sách quảng cáo của Snapchat
Việc nắm vững điều khoản và chính sách của một nền tảng sẽ giúp bạn [...]
Th8
Mức đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?
Đái tháo đường, hay còn gọi là bệnh tiểu đường, là một căn bệnh mãn [...]
Th8
Tiểu đường: Các loại tiểu đường, nguyên nhân và phòng ngừa
Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam đang tăng nhanh chóng và là [...]
Th7
Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường
Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực thận và nội tiết, ThS.BS Vũ Thị [...]
Th7
Livestream TikTok kiếm tiền
Livestream TikTok phát triển, các phiên live tiền tỷ bùng nổ với nhiều ưu đãi, [...]
Th7
Cách xử lý khủng hoảng truyền thông
Khủng hoảng truyền thông có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến danh [...]
Th7
7 chiến lược marketing ngành dịch vụ xổ số trực tuyến (Vietlott) hiệu quả để thành công
Các chiến lược marketing cho ngành dịch vụ xổ số trực tuyến (Vietlott) [...]
Th4
1. Giới thiệu về giảng viên Nguyễn Phan Anh: https://pamarketing.vn/giang-vien/phan-anh/ 2. Nội dung khóa học [...]
Th4
CHIẾN LƯỢC QUẢNG CÁO TIKTOK 2024
TikTok không chỉ là một nền tảng giúp bạn tiếp cận đối tượng khán giả [...]
Th3
CÁCH ĐỂ VIDEO TIKTOK LÊN XU HƯỚNG
Nếu bạn muốn Luồng TikTok của mình có tính lan truyền nhất có thể, hãy [...]
Th3
CÁCH CHẠY QUẢNG CÁO BÁN HÀNG TRÊN TIKTOK 2024
Các thương hiệu hiện đang sử dụng TikTok làm một phần quan trọng trong chiến [...]
Th3