Quản lý Sự khác biệt trong Marketing

Quản lý sự khác biệt trong Marketing

Quản lý sự khác biệt trong Marketing như thế nào? Quản lý sự khác biệt đem lại hiệu quả gì trong kinh doanh? Tạo khác biệt bằng cách nào? Dưới đây, PA Marketing sẽ chia sẻ với các bạn những điều cần biết để có thể quản lý sự khác biệt trong Marketing.

1.Khác biệt về giá trong Marketing.

Khác biệt về giá trong Marketing

Khác biệt về giá

  • Những người làm Marketing dịch vụ thường hay phàn nàn: Khó bảo đảm những dịch vụ của mình khác biệt với dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.
  • Việc hủy bỏ quy định của một số ngành dịch vụ chủ yếu: Truyền thông, vận tải, năng lượng, ngân hàng, đã thúc mạnh sự cạnh tranh giá cả. Thành công đầu tiên của hàng hãng không People’s Express chứng tỏ: Nhiều hành khách quan tâm đến giá vé hơn là dịch vụ.
  • Thành công của Charles Schwab trong dịch vụ môi giới có chiết khấu chứng tỏ: Nhiều khách hàng ít trung thành với những công ty môi giới có uy tín hơn; Khi mà họ có thể tiết kiệm được tiền của mình.

Khi khách hàng thấy dịch vụ khá đồng đều. Họ sẽ ít quan tâm hơn về người cung ứng so với giá cả.

2.Cách giải quyết vấn đề cạnh tranh về giá trong Marketing.

Cách giải quyết vấn đề cạnh tranh về giá trong Marketing

Giải quyết vấn đề cạnh tranh về giá trong Marketing

  • Tạo ra sản phẩm khác biệt, cách giao hàng khác biệt và hình ảnh khác biệt.
  • Sản phẩm chào bán có tính chất mới làm cho nó khác biệt với sản phẩm chào bán của đối thủ cạnh tranh. Cái mà khách hàng mong đợi được gọi là: Phần dịch vụ cơ bản và nó có thể được bổ sung thêm những tính chất dịch vụ phụ.
  • Trong ngành hàng không các máy bay được trang bị thêm những dịch vụ: Chiếu phim, ghế thượng hạng, hàng để bán, điện thoại không nối đất. Và những chương trình thưởng cho những khách bay thường xuyên.

Ví dụ:

Hertz bổ sung dịch vụ phụ mới, tạo sự khác biệt cho dịch vụ cho thuê ô tô của mình. Cụ thể là dịch vụ #1 Club Gold cho các thành viên Club Gold của mình:
Khách hàng của Hertz: Được đón bằng xe buýt tuyến lịch sự và đưa thẳng đến chiếc xe đã được chọn trước. Chìa khóa đã cắm sẵn ở ổ khóa điện và thùng xe đã mở sẵn để xếp hành lý. Hóa đơn in sẵn đã được treo ở gương chiếu hậu. Khách hàng chỉ cần trình giấy phép lái xe cho nhân viên bảo vệ trên đường lái xe ra.

3.Khó khăn trong việc đổi mới dịch vụ.

Khó khăn trong việc đổi mới dịch vụ

Khó khăn trong việc đổi mới dịch vụ

  • Vấn đề chủ yếu là: Hầu hết những đổi mới dịch vụ đều rất dễ dàng sao chép. Nên chỉ có một số ít là giữ được vị trí ưu việt trong một thời gian dài.
  • Tuy nhiên một công ty dịch vụ thường xuyên nghiên cứu và đưa vào những đổi mới dịch vụ; Sẽ liên tục giữ được ưu thế tạm thời trước những đối thủ cạnh tranh của mình. Và nhờ nổi tiếng về việc đổi mới mà có thể: Giữ chân được những khách hàng chuộng thứ thượng hạng.

Ví dụ:

Citicorp nổi tiếng là người đổi mới hàng đầu trong ngành ngân hàng:

  • Luôn chủ động sáng tạo hay phát triển các máy tự động thu và trả tiền.
  • Làm dịch vụ ngân hàng trong phạm vi toàn quốc.
  • Có đầy đủ các loại tài khoản cùng thẻ tín dụng và thả nỗi lãi suất cơ bản.

4.Tạo điểm khác biệt trong lĩnh vực dịch vụ.

Tạo điểm khác biệt trong lĩnh vực dịch vụ

Tạo điểm khác biệt trong lĩnh vực dịch vụ

  • Tạo điểm khác biệt cho việc cung ứng dịch vụ của mình theo 3 cách: Thông qua con người, môi trường vật chất và quy trình (3P trong Marketing dịch vụ).
  • Công ty dịch vụ có thể nổi bật nhờ: Có nhiều nhân viên tiếp khách tài giỏi và đáng tin cậy hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
  • Công ty dịch vụ có thể tạo ra môi trường vật chất hấp dẫn hơn tại nơi cung ứng dịch vụ.
  • Có thể thiết kế một quy trình cung ứng tốt hơn, chẳng hạn như: Việc thực hiện nghiệp vụ ngân hàng tại nhà.

Nguồn: “Quản trị Marketing”- Philip Kotler.

Xem thêm bài viết: Chiến lược Marketing đối với công ty dịch vụ


Bài viết liên quan