Tối ưu Ngân sách và tối ưu Giá thầu

Tối ưu ngân sách và tối ưu giá thầu

Tối ưu ngân sách và tối ưu giá thầu thế nào? Là thế nào để bạn có thể tối ưu được ngân sách và giá thầu cho quảng cáo của mình?

Cùng PA Marketing tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Tối ưu ngân sách, tối ưu giá thầu: Bạn muốn chi tiêu bao nhiêu?

  • Điều này tức là: Bạn sẽ lựa chọn Ngân sách- Chi phí cho quảng cáo theo ngày hoặc theo chiến dịch; Lên lịch trình thời gian chạy quảng cáo; Lựa chọn tối ưu giá thầu theo hiển thị (CPM); Hay theo nhấp chuột vào quảng cáo (CPC); Đặt giá thầu tự động hay giá thầu bằng tay theo ý mình; Lựa chọn kiểu phân phối quảng cáo.
  • Đây là nội dung quan trọng tiếp theo mà bạn cần tối ưu và lựa chọn chính xác. Nếu phần này bạn chọn một số mục không đúng, bạn sẽ mất tiền oan và lãng phí rất nhiều.Vì phần này không liên quan đến “tập khách hàng mục tiêu”. Nó liên quan đến cách mà Facebook sẽ phân phối quảng cáo của bạn. Cách mà bạn muốn Facebook trừ tiền trong tài khoản quảng cáo của mình..

Tối ưu ngân sách, tối ưu giá thầu: Bạn muốn chi tiêu bao nhiêu?

Bạn muốn chi tiêu bao nhiêu

1.Về Ngân sách:

  • Đây là số tiền mà bạn muốn chi tiêu cho chiến dịch. Bạn đặt số tiền vào ô ngân sách đó. Bạn có hai (02) sự lựa chọn về “kiểu” đặt ngân sách: Ngân sách hàng ngày và Ngân sách trọn đời.

Ngân sách hàng ngày:

Ví dụ:

Bạn đặt ngân sách hàng ngày là 1.000.000 đồng (một triệu đồng) thì tức là: Mỗi ngày bạn muốn Facebook trừ vào tài khoản ngân hang; Hay đúng hơn là tiền trong thẻ thanh toán quốc tế (Visa, Master) của bạn số tiền là một triệu đồng.

  • Số tiền này là ngân sách bạn sẵn lòng chi trả cho Facebook. Để phân phối quảng cáo của bạn đến với tập “Đối tượng khách hàng tiềm năng”. Với số tiền này, Facebook sẽ tính toán ước lượng số người mà quảng cáo của bạn sẽ có thể được tiếp cận.
  • Tuy nhiên, đây là con số mang tính tương đối và ước tính. Bởi thực tế quảng cáo của bạn sẽ có thể tiếp cận được nhiều hơn hoặc ít hơn so với thực tế. Điều này phụ thuộc vào quảng cáo của bạn: Có “hot” hay không, có được nhiều bình luận, nhiều lượt xem thật, nhiều lượt click; Nhiều lượt gửi thông tin vào hộp thư (inbox), nhiều lượt Thích hay nhiều lượt Chia sẻ hay không.

Lưu ý:

  • Nếu bạn chọn ngân sách là “hàng ngày” tức là: Mỗi ngày Facebook sẽ trừ của bạn một số tiền mà bạn đã đặt. Chiến dịch của bạn vẫn sẽ tiếp tục chạy nữa chạy mãi cho đến khi: Hoặc là thẻ của bạn hết tiền; Hoặc là bạn vào phần Quản trị chiến dịch; Hoặc Nhóm quảng cáo để tắt quảng cáo (tức là không chạy nữa). Đặt ngân sách theo kiểu “hàng ngày” thì đôi khi bạn bị quên không tắt quảng cáo. Có thể sẽ bị lãng phí ngân sách.

Ngân sách trọn đời:

  • Nếu bạn đặt ngân sách trọn đời thì tức là bạn sẽ đặt một khoản tiền. Ví dụ là 10.000.000 đ– mười triệu đồng cho một khoảng thời gian. Có ngày Bắt đầu, giờ bắt đầu và ngày Kết thúc, giờ kết thúc. Bạn được quyền chọn số tiền bạn đặt và số ngày giờ bạn chạy.
  • Nếu bạn chọn kiểu ngân sách này thì thông thường: Số tiền đó sẽ được chi đều trong những ngày của lịch trình; Cho đến khi kết thúc thời gian thì cũng thường sẽ hết ngân sách.

Ngân sách trọn đờiNgân sách trọn đời

Lưu ý:
  • Với kiểu đặt ngân sách này, bạn sẽ đỡ phải lo lắng về việc: Nhớ nhớ quên quên; Bật bật tắt tắt chiến dịch. Kẻo lại chạy quá số ngày, hoặc bạn đi du lịch, đi công tác quên không tắt quảng cáo.
  • Hơn nữa, với kiểu đặt ngân sách này bạn có thêm một “đặc quyền”. Tức là bạn được quyền lựa chọn Lịch trình quảng cáo.
  • Nếu bạn chọn quảng cáo theo Ngân sách hàng ngày thì không có tính năng này. Chỉ có kiểu Ngân sách trọn đời mới có.

Kinh nghiệm tối ưu ngân sách là:

  • Bạn nên đặt ngân sách trọn đời hơn là ngân sách hàng ngày trong nhiều trường hợp.
  • Bạn có thể chọn lịch trình theo khung giờ tương tác mạnh của khách hàng với bạn. Hoặc giờ “vàng” của “online Internet”.

Ví dụ:

Bạn chạy quảng cáo cho Nhà hang, bạn có thể đặt lịch trình là quảng cáo sẽ chạy lúc 09h00-13h00. Lúc mà mọi người chuẩn bị đi tìm ý tưởng cho bữa trưa của mình của của cả nhóm; Chiều thì bạn chạy quảng cáo từ 15h30-20h30 cho bữa tối. Vậy quảng cáo của bạn chỉ xuất hiện vào những khung giờ đó. Còn những khung giờ khác thì quảng cáo sẽ tự tắt. Toàn bộ ngân sách quảng cáo sẽ được dồn vào những khung giờ: Đẹp nhất; Hoàng đạo nhất; Lộc phát nhất. Để dễ dàng chuyển đổi thành khách hàng ngay.

  • Nếu sản phẩm và dịch vụ của bạn không yêu cầu gì đặc biệt. Bạn có thể chọn lịch trình là 24/24 là lịch trình bình thườn. Hoặc bạn cần độ phủ thương hiệu thì bạn cứ đặt ngân sách chạy cả ngày cho “xôm”.

Rất nhiều nhà quảng cáo và người bán thường bối rối khi đặt ngân sách:

Các bạn thường quan tâm đến câu hỏi: Tôi nên đặt ngân sách bao nhiêu tiền/ ngày nào thì phù hợp? Thực ra để trả lời cho câu hỏi này không đơn giản nhưng lại không khó, điều đó phụ thuộc vào:

  • Bạn muốn gì?
  • Muốn đạt được kết quả gì?
  • Và bạn muốn đạt được doanh số bao nhiêu?
  • Bạn có ngân sách dư giả hay không?
  • Sản phẩm và dịch vụ bạn bán có biên độ lợi nhuận lớn hay nhỏ (lãi ít hay lãi nhiều), có bán được nhiều hay bán được ít? v.v…
Để trả lời cho câu hỏi này, bạn nên dùng công thức tính:
  • Bạn kỳ vọng doanh thu/ ngày là bao nhiêu?
  • Hoặc bạn mong muốn số đơn hàng thành công/ ngày là bao nhiêu?
  • Các chỉ số “KPIs” – chỉ số đo lường hiệu quả mà bạn mong muốn?

Sau đó căn cứ thêm vào khả năng tài chính của bạn. Bạn có thể chi ngân sách hàng ngày theo một công thức nào đó.

Ví dụ:

Bạn chi: 10%, 20%, 30% ngân sách chi quảng cáo x (nhân) Doanh thu dự kiến. Bạn muốn có doanh thu là 20 triệu/ ngày hoặc tương đương với 50 đơn hàng/ ngày. Giả định bạn chi 200K/ 1 đơn hàng thành công x Số đơn hàng thành công mà bạn mong muốn (dự kiến).

2.Về Tối ưu hóa và lựa chọn CPC/CPM.

Về Tối ưu hóa và lựa chọn CPC/CPM

Tối ưu hóa

Về thuật ngữ “tối ưu hóa cho hiển thị” hay “tối ưu hóa cho nhấp chuột”. Thuật ngữ chung của ngành quảng cáo trực tuyến đều có cách tính tiền CPC và CPM. CPC và CPM. Là cách mà bạn sẽ lựa chọn trả tiền cho hình thức phân phối quảng cáo nào. Cứ hiển thị là mất tiền hay phải là nhấp chuột (hoặc là nhấp màn hình cảm ứng). Thì quảng cáo của bạn mới bị trừ tiền.

Các thuật ngữ:

  • CPC viết tắt của chữ tiếng Anh là Cost Per Click: Tạm dịch là tính phí trên mỗi lượt nhấp.
  • CPM viết tắt của chữ Cost Per Mille: Tạm hiểu là tính phí trên 1.000 (một nghìn) lượt hiển thị. Đơn vị tính là 1.000 lượt hiển thị vì khả năng hiển thị của quảng cáo trực tuyến là rất rất lớn. Có thể tiếp cận hàng trăm triệu và cả tỷ người trên toàn cầu.

Chọn kiểu tối ưu.

  • Tùy vào mục đích của việc bán hàng là đơn hàng hay mục đích là làm thương hiệu và cách quảng cáo là gì. Bạn sẽ chọn 4 kiểu Tối ưu hóa mà Facebook đưa ra. Về bản chất bốn kiểu này là biến tấu chi tiết của CPC và CPM. Sau đó có một kiểu riêng của Facebook. Ví dụ như là “Tối ưu cho tương tác với bài viết”.
  • Tùy từng mục đích của quảng cáo, việc tối ưu hóa sẽ tương ứng với mục đích đó. Bạn sẽ nhận ra sự khác nhau giữa mỗi mục đích quảng cáo và “tối ưu cho cái gì”.

Ví dụ:

Mục đích quảng cáo của bạn là “quảng cáo bài viết của bạn”. Thì sẽ có phần tối ưu cho bài viết hay còn gọi là “tương tác”. Nếu bạn chọn mục đích quảng cáo là “truy cập vào website của bạn”; Thì sẽ có phần tối ưu hóa cho lượt nhấp vào website. Còn lại “nhấp” và “hiển thị” thì vẫn luôn luôn có ở phần này. Câu hỏi đặt ra là bạn nên chọn phần nào.
Chọn kiểu tối ưu

Chọn kiểu tối ưu

Tùy chọn theo mục đích tối ưu:

Nếu bạn muốn hiển thị nhiều, mà không quan tâm đến đơn hàng hoặc số nhấp chuột lắm:

– Ví dụ như: Bạn chạy quảng cáo trước cho sản phẩm là điện thoại iPhone 7 dự kiến ra mắt cuối năm 2015. Thì bạn có thể chạy quảng cáo hiển thị càng nhiều người biết càng tốt.

Nếu bạn quan tâm đến việc họ nhấp chuột, nhấp màn hình cảm ứng

  • Facebook chỉ gọi là “số lần nhấp” là chính xác. Bạn hãy chọn dòng cuối cùng (CPC). Đó là chắc cú nhất cho việc trả phí quảng cáo.
  • Bạn nên lựa chọn hình thức này nhiều hơn; Để có được sự chắc chắn cho việc trả phí quảng cáo cho Facebook.
  • Tuy nhiên, bạn có thể đặt hai chiến dịch quảng cáo giống nhau. Đặt ngân sách tối ưu cho hai kiểu để đánh giá xem: Cách nào tốt hơn, rẻ hơn, được nhiều đơn hàng hơn, được nhiều bình luận hơn.

Nếu bạn không chắc chắn lắm về việc nên chọn “tối ưu cho CPC/ CPM”:

  • Facebook thường cung cấp mặc định việc tối ưu này, vị trí mặc định là vị trí đầu tiên.
  • Hoặc theo kinh nghiệm, bạn nên chọn CPC. Bấm vào dòng nào có chữ “nhấp”– thường ở phía cuối trong 4 lựa chọn.

3.Về Định giá:

  • Đây là phần nhắm chọn và đặt mức giá; Mà nhà quảng cáo và người bán hàng sẽ chi trả cho cho mỗi hành động mà người dùng Facebook: Tương tác, nhấp hoặc thích trang Fanpage của bạn.
  • Bài viết của bạn đang được chạy quảng cáo. Bạn có thể chọn một trong hai sự lựa chọn: Đặt giá thầu tự động hoặc định giá thầu bằng tay.
  • Cơ chế định giá của Facebook là cực kỳ khôn ngoan, thông minh và có lợi cho Facebook. Đôi khi cũng có lợi và cả có hại cho người mua quảng cáo như chúng ta. Đó là cơ chế giá thầu.

Cơ chế giá thầu:

  • Tức là có nhiều người cùng mua quảng cáo. Cạnh tranh giữa những người mua cao thì Facebook luôn thu được doanh thu quảng cáo và lợi nhuận là cao nhất. Bởi ai trả giá cao hơn thì Facebook sẽ ưu tiên phân phối quảng cáo trước. Hoặc phân phối quảng cáo nhiều hơn, tốt hơn.
  • Facebook chỉ cung cấp hai cách chọn giá thầu: Hoặc là tự động hoặc là chọn giá thầu theo ý định phù hợp với mục tiêu của bạn.

Kinh nghiệm tối ưu quảng cáo khi Định giá thầu:

  • Bạn nên đặt giá thầu tự động, vì như vậy bạn sẽ nhàn hạ hơn khi chạy quảng cáo. Và luôn đạt được mục đích tối ưu quảng cáo mà bạn đã chọn trước đó.
  • Nếu như bạn là người có nhiều kinh nghiệm hơn. Bạn có thể đặt giá thầu bằng tay cho phù hợp với mục đích của bạn.

Ví dụ:

Nếu bạn có một chiến dịch quảng cáo gấp mà chiến dịch đó lại rất hấp dẫn: Khuyến mại, tặng đồ miễn phí nhân dịp khai trương…. Thì bạn có thể đặt ngân sách quảng cáo lớn và đặt giá thầu thủ công với mức phí thầu: Cao gấp 5 lần, 10 lần so với sức giá thông thường mà Facebook đề ra.

  • Facebook thường đề ra mức giá thầu gợi ý tối thiểu và tối đa. Bạn có thể đặt giá thầu thấp hơn mức giá tối thiểu được. Tuy nhiên, quảng cáo của bạn sẽ cực kỳ lâu phân phối và cũng không phân phối được mấy do “chưa tới lượt”.
  • Nếu bạn giá thầu bạn đặt cao hơn, Facebook sẽ ưu tiên phân phối quảng cáo của bạn: Tốt hơn, nhanh hơn, và có thể hiệu quả hơn.
  • Tuy nhiên, hiệu quả thật sự thì vẫn cần phải đo đếm bằng: Doanh thu, đơn hàng và các chỉ số đo lường về mặt kỹ thuật trung gian.

4.Về lên lịch chạy quảng cáo.

  • Nếu bạn chọn “Ngân sách trọn đời” bạn có thêm một lựa chọn là: Chạy quảng cáo theo lịch trình.
  • Bình thường, bạn có sự lựa chọn: Chạy quảng cáo mọi lúc. Tức là quảng cáo sẽ được phân phối đều 24/24 giờ trên tệp khách hàng chơi Facebook mà bạn đã lựa chọn.

Về lên lịch chạy quảng cáo

Lên lịch chạy quảng cáo

 

5.Về Loại phân phối:

  • Là cơ chế phân phối quảng cáo của Facebook. Facebook cho phép bạn có quyền phân phối chuẩn hay phân phối bình thường (24/24). Hoặc là phân phối tăng tốc. Tức là quảng cáo sẽ được phân phối rất nhanh vào những thời điểm có nhiều tài khoản Profile online. Để tiêu hết ngân sách của bạn nhanh nhất theo những mục tiêu mà bạn đã đề ra.

Kinh nghiệm tối ưu là:

  • Trừ khi bạn quá gấp gáp trong việc đặt chiến dịch quảng cáo. Ví dụ như tối mai bạn có sự kiện, thì hôm nay bạn mới đặt quảng cáo. Thì bạn có thể đặt ngân sách lớn, giá thầu cao và phân phối tăng tốc. Để tối đa hóa việc “tiêu tiền quảng cáo nhanh, phân phối quảng cáo nhanh”. Và bạn sẽ đo lường hiệu quả quảng cáo, kẻo “ném tiền qua cửa sổ” không kịp dừng lại. Bạn nên chọn phân phối quảng cáo chuẩn.

phân phối quảng cáo chuẩn

Loại phân phối

Trên đây là những điều bạn cần biết để tối ưu ngân sách và tối ưu giá thầu. Chúc các bạn thành công!

Tham khảo các Khóa học Marketing tuyệt vời của chúng tôi TẠI ĐÂY!



Bài viết liên quan