Ứng phó với các nguy cơ khủng hoảng truyền thông 4.0

Nhiều doanh nghiệp “lao đầu” vào việc tìm cách ứng phó với khủng hoảng truyền thông 4.0 bằng cách: Tìm mọi cách để ngăn chặn, bưng bít thông tin lan truyền trong im lặng. Trong khi không hề biết rằng khi khủng hoảng xảy ra. Thì điều mà công chúng, dư luận nhìn vào để đánh giá chính là cách ứng xử của thương hiệu.

Nhưng đáng buồn thay hiện nay, trong thời đại công nghệ 4.0 nhưng nhiều doanh nghiệp, thương hiệu có tiếng. Khi xảy ra các vấn đề khủng hoảng có ảnh hưởng trực tiếp tới cộng đồng. Nhưng cách mà họ xử lý khủng hoảng truyền thông lại hết sức ngây ngô và hời hợt. Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao, làm thế nào để xử lý khủng hoảng thời công nghệ? Thì hãy cùng PA Marketing đi vào tìm hiểu ngay dưới đây.

1.Nguy cơ khủng hoảng truyền thông 4.0 tỷ lệ thuận với sự phát triển 4.0.

Sự cập nhật về công nghệ, sự đổ bộ của marketing online 4.0 đã mang đến một làn sóng mới. Nó không chỉ thay đổi cách các thương hiệu PR, tiếp cận khách hàng. Mà hành vi, thói quen mua sắm và cách tiếp nhận thông tin của khách hàng cũng thay đổi không ít.

sai-sot-trong-truyen-thong-dan-truc-tiep-den-khung-hoang

Sai sót trong truyền thông dẫn trực tiếp đến khủng hoảng

  • Chưa kể đến khi mà internet, đặc biệt là mạng xã hội phát triển. Khách hàng càng có nhiều quyền lực hơn mà đáng sợ nhất là quyền tự do ngôn luận. Khi mà mỗi cá nhân, “anh hùng bàn phím” đều có thể trở thành một nhà báo đưa tin. Rồi khách hàng cũng có nhiều hơn các sự lựa chọn, tham khảo các kênh trước khi ra quyết định mua hàng. Và rồi cũng chính những kênh đó là nơi họ để lại phản hồi thông tin về sản phẩm, thương hiệu. Thay vì việc đưa thông tin phản hồi đó đến bộ phận chăm sóc khách hàng.
  • Nhưng đi cùng với quyền lực gia tăng cũng đồng nghĩa với độ nhạy cảm của thương hiệu với dư luận. Và tiềm ẩn nhiều hơn các nguy cơ khủng hoảng truyền thông.

Việc này cũng đặt ra không ít những thách thức cho các cấp quản lý. Đặc biệt là bộ phận PR truyền thông thương hiệu về việc: Lên kế hoạch chiến lược truyền thông song hành với đó là sự kiểm soát thông tin, rủi ro. Nhận biết những động thái, nguy cơ khủng hoảng truyền thông 4.0 chính xác, kịp thời. Và những kế hoạch nghênh chiến để dập tắt khủng hoảng truyền thông trong thời gian ngắn nhất.

2.Thái độ, cách ứng xử của doanh nghiệp là yếu tố then chốt của cuộc chiến.

Cuộc chiến khủng hoảng truyền thông 4.0 không phải là cuộc phân chia thắng bại. Mà trên thực tế, thương hiệu nào tạo được thiện cảm với công chúng. Thương hiệu nào có cách ứng xử chuyên nghiệp, chiếm được cảm tình, sự ủng hộ của công chúng… Mới chính là điều mà các thương hiệu nên theo đuổi trong các kế hoạch xử lý khủng hoảng truyền thông.

thai-do-cua-doanh-nghiep-khi-doi-mat-voi-khung-hoang-truyen-thong-4.0

Thái độ của doanh nghiệp khi đối mặt với khủng hoảng truyền thông 4.0

  • Việc quản trị khủng hoảng truyền thông tốt sẽ ngăn chặn và giảm thiểu các tác động tiêu cực của khủng hoảng. Nhưng khi khủng hoảng đã xảy ra, thì việc đưa ra các thông tin cơ bản, ngắn gọn, đúng vấn đề và trách nhiệm… Sẽ là vòi nước lớn dập tắt nhanh chóng. Hoặc thu gọn vùng cháy trong chính trận hỏa hoạn của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp cần phải có sự nghiên cứu, đánh giá và tìm ra nguyên nhân nhanh chóng. Phải đứng trên cương vị của người trong cuộc, đưa ra các thông tin dưới nhiều góc độ nhìn nhận khác nhau. Để đảm bảo công chúng nhận thấy được sự công bằng, có được niềm tin với thương hiệu.
  • Việc phản ứng nhanh ngay khi khủng hoảng xảy ra. Dù tại thời điểm đó doanh nghiệp chưa hoặc không có sẵn thông tin. Là điều rất cần thiết để xác nhận vấn đề đồng thời trấn an công chúng. Đừng lựa chọn sự im lặng hoặc giải quyết mọi việc phía sau công chúng. Nó chỉ dẫn đến những giả định, đồn đoán, buộc tội công khai từ dư luận cho thương hiệu.

3.Khủng hoảng truyền thông 4.0- đâu là giải pháp cho doanh nghiệp?

dao-tao-khung-hoang-truyen-thong-4.0

Đào tạo khủng hoảng truyền thông 4.0

  • Dù đã hay chưa từng xảy ra khủng hoảng truyền thông. Dù không mong muốn khủng hoảng truyền thông đến với doanh nghiệp. Nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng, những rủi ro luôn “rình rập” và đồng hành cùng mỗi bước phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy mà việc nhìn nhận, chuẩn bị cho các nguy cơ khủng hoảng chưa bao giờ là quá muộn. Nhất là trong thời đại hiện nay, tiềm ẩn rủi ro khủng hoảng truyền thông 4.0 bùng phát. Cũng như ranh giới giữa việc làm PR, truyền thông với khủng hoảng là vô cùng mong manh.
  • Vậy nên để hạn chế được tối đa nguy cơ cũng như sự lan truyền thông tin tiêu cực về thương hiệu khi xảy ra khủng hoảng. Việc đào tạo cho cán bộ nhân sự, quản lý, nhân viên trong các mảng: Marketing, PR, phát triển thương hiệu… Về việc kiểm soát thông tin, quản trị, phát hiện và ứng phó với khủng hoảng truyền thông là vô cùng cần thiết.

Nhằm giúp các doanh nghiệp xây dựng, củng cố vững chắc hơn hàng rào ngăn ngừa “khủng hoảng truyền thông 4.0”. PA Marketing đã xây dựng các khóa đào tạo về Khủng hoảng truyền thông. Chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm thực tế xủ lý cũng như xây dựng: Kế hoạch truyền thông, kịch bản phòng ngừa, ứng phó với khủng hoảng, “vực dậy” doanh nghiệp sau khủng hoảng… Với đa dạng các hình thức đào tạo. Nếu bạn quan tâm, cần tư vấn, hỗ trợ về các kiến thức, cách giải quyết khủng hoảng. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc bởi chuyên gia Nguyễn Phan Anh.


Bài viết liên quan