Đánh giá mặt mạnh và mặt yếu của các đối thủ cạnh tranh là một việc vô cùng quan trọng. Giúp doanh nghiệp lường trước được một số rủi ro cũng như cơ hội trong hoạt động kinh doanh. Cũng như năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường.
1.Mục đích đánh giá mặt mạnh và mặt yếu của các đối thủ cạnh tranh.
Mục đích đánh giá
Liệu các đối thủ cạnh tranh của công ty có thể thực hiện được chiến lược của mình; Và đạt được những mục đích của họ không?
- Điều này còn tùy thuộc vào các nguồn tài nguyên và năng lực của từng đối thủ cạnh tranh.
- Bước đầu tiên là: Công ty phải thu thập những số liệu mới về tình hình kinh doanh của đối thủ cạnh tranh. Cụ thể là: Mức tiêu thụ, thị phần , mức lời, lợi nhuận trên vốn đầu tư; Lưu kim, đầu tư mới và mức sử dụng năng lực.
- Có một số thông tin sẽ rất khó tìm kiếm.
Ví dụ:
Các công ty tư liệu sản xuất thấy rất khó ước tính thị phần của đối thủ cạnh tranh. Bởi vì họ không có dịch vụ cung cấp số liệu như trong trường hợp của những công ty hàng tiêu dùng đóng gói.
- Tuy vậy, bất kỳ thông tin nào cũng giúp họ đánh giá tốt hơn: Các mặt mạnh và các mặt yếu của từng đối thủ cạnh tranh.
- Loại thông tin này đã giúp công ty quyết định tiến công ai trên thị trường có thể lập chương trình kiểm soát.
Ví dụ:
Một công ty đã quyết định tham gia thị trường có thể lập chương trình kiểm soát. Nó đã phải đương đầu với ba đối thủ cạnh tranh đã cố thủ vững chắc là: Allen Bradley, Texas Instrucments và Gould. Kết quả nghiên cứu của công ty cho thấy rằng:
- Allen Bradley đã có danh tiếng lừng lẫy về vị trí dẫn đầu trong công nghệ.
- Texas Instrucments có chi phí thấp và đã tham gia những trận đánh đẫm máu để dành thị phần.
- Còn Gould thì hoạt động tốt, nhưng không có gì xuất sắc.
Công ty đi đến kết luận: Gould là mục tiêu tốt nhất của mình.
2.Tìm kiếm điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh.
Tìm kiếm điểm mạnh và điểm yếu
- Các công ty thường tìm kiếm những mặt mạnh và mặt yếu của đối thủ cạnh tranh thông qua: Những số liệu thứ cấp, kinh nghiệm cá nhân và lời đồn.
- Họ có thể bổ sung thêm sự hiểu biết của mình bằng cách: Tiến hành nghiên cứu Marketing trực tiếp với các khách hàng, người cung ứng và đại lý của mình.
Ngày càng có nhiều công ty quay sang dùng phương pháp: Lấy chuẩn như một sự chỉ dẫn tốt nhất để cải thiện tư thề cạnh tranh của mình.
Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra:
- Thứ nhất: Là cũng cần đánh giá những mặt mạnh và yếu của bản thân công ty.
- Thứ hai: Các ô đánh giá cần thể hiện chi tiết hơn. Hiển nhiên không phải mọi người đều nghĩ đối thủ B có chất lượng tốt. Kết quả thực ra có thể là 20% cho là tuyệt vời , 40% cho là tốt , 30% cho là bình thường và 10% cho là kém. Cũng nên biết loại khách hàng nào không tán thành với quan điểm chung về chất lượng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh B.
- Thứ ba: Khách hàng cũng cần đánh giá các biến khác, như: Giá, chất lượng quản trị và năng lực sản xuất.
Còn 3 biến nữa mà mọi công ty cần theo dõi là:
- Thị phần: Phần khối lượng bán ra của đối thủ cạnh tranh trên thị trường mục tiêu
- Phần tâm trí: Tỷ lệ phần trăm khách hàng nêu tên đối thủ cạnh tranh khi trả lời câu: “Hãy nêu tên công ty đầu tiên nảy ra trong đầu bạn khi nghĩ đến ngành này”.
- Phần trái tim: Tỷ lệ phần trăm khách hàng nêu tên đối thủ cạnh tranh khi trả lời câu “ Hãy nêu tên công ty mà bạn thích mua sản phẩm của họ”
Khi tìm hiểu các mặt yếu kém của các đối thủ cạnh tranh, ta cần phải:
- Giả thiết họ đặt ra về công việc kinh doanh của mình và theo thị trường không còn có giá trị đối với họ.
- Một số công ty cứ tin chắc rằng mình sản xuất ra chất lượng tốt nhất trong ngành. Khi mà điều đó không còn đúng nữa.
- Nhiều công ty là nạn nhân của những quan niệm chung như: “Công ty đầy đủ chủng loại được khách hàng ưa thích”. “Khách hàng coi trọng dịch vụ hơn giá cả”.
- Nếu ta biết rằng có một đối thủ cạnh tranh đang hoạt động theo một giả thiết sai trầm trọng. Thì ta có thể giành được ưu thế đối với họ.
Nguồn: “Quản trị Marketing”- Philip Kotler.
Tìm hiểu thêm các bài viết, cũng như kiến thức bổ ích từ PA Marketing về SEO TẠI ĐÂY!!!
Bài viết liên quan
7 chiến lược marketing ngành dịch vụ xổ số trực tuyến (Vietlott) hiệu quả để thành công
Các chiến lược marketing cho ngành dịch vụ xổ số trực tuyến (Vietlott) [...]
Th4
1. Giới thiệu về giảng viên Nguyễn Phan Anh: https://pamarketing.vn/giang-vien/phan-anh/ 2. Nội dung khóa học [...]
Th4
CHIẾN LƯỢC QUẢNG CÁO TIKTOK 2024
TikTok không chỉ là một nền tảng giúp bạn tiếp cận đối tượng khán giả [...]
Th3
CÁCH ĐỂ VIDEO TIKTOK LÊN XU HƯỚNG
Nếu bạn muốn Luồng TikTok của mình có tính lan truyền nhất có thể, hãy [...]
Th3
CÁCH CHẠY QUẢNG CÁO BÁN HÀNG TRÊN TIKTOK 2024
Các thương hiệu hiện đang sử dụng TikTok làm một phần quan trọng trong chiến [...]
Th3
CÁCH KHÔI PHỤC TÀI KHOẢN TIKTOK BỊ CẤM TẠM THỜI
Có 5 cách để liên hệ với TikTok và cách duy nhất để dỡ bỏ [...]
Th3
12 XU HƯỚNG QUẢNG CÁO VIDEO NĂM 2023
Video đã trở thành trung tâm của sự tương tác và hoạt động thương mại [...]
Th10
XU HƯỚNG BÁN HÀNG TRÊN TIKTOK
Phương tiện truyền thông xã hội đã thay đổi căn bản cách chúng ta tiếp [...]
Th10
CÁCH LÀM VIDEO TIKTOK LÊN XU HƯỚNG
Sự phát triển nhanh chóng của TikTok đã ảnh hưởng đến gần như mọi nền [...]
Th10
CÁCH MARKETING TRÊN TIKTOK
TikTok đã và đang trở thành hiện tượng trong lĩnh vực tiếp thị, là một [...]
Th10
CÁCH TỐI ƯU QUẢNG CÁO TIKTOK
Tối ưu quảng cáo là quá trình điều chỉnh và cải thiện chiến lược quảng [...]
Th10
NHỮNG NỘI DUNG SÁNG TẠO TRÊN TIKTOK
Những ý tưởng video TikTok hay nhất là những định dạng đã được thử và [...]
Th10
Cách bán hàng hiệu quả trên nền tảng Facebook cho người mới
Facebook có lẽ không còn quá xa lạ với chúng ta hiện nay, đây là [...]
Th8
CÁCH ĐỂ VIDEO TIKTOK ĐƯỢC ĐỀ XUẤT
Cách để video Tiktok được đề xuất: Tương tác của người dùng, chẳng hạn như [...]
Th8
CÁCH QUẢNG CÁO TIKTOK HIỆU QUẢ
Chiến thuật quảng cáo TikTok: Phân bổ (Web + Ứng dụng), Nhắm mục tiêu, Đặt [...]
Th8