Đánh giá mặt mạnh và mặt yếu của các đối thủ cạnh tranh là một việc vô cùng quan trọng. Giúp doanh nghiệp lường trước được một số rủi ro cũng như cơ hội trong hoạt động kinh doanh. Cũng như năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Nội dung bài viết
1.Mục đích đánh giá mặt mạnh và mặt yếu của các đối thủ cạnh tranh.
Mục đích đánh giá
Liệu các đối thủ cạnh tranh của công ty có thể thực hiện được chiến lược của mình; Và đạt được những mục đích của họ không?
- Điều này còn tùy thuộc vào các nguồn tài nguyên và năng lực của từng đối thủ cạnh tranh.
- Bước đầu tiên là: Công ty phải thu thập những số liệu mới về tình hình kinh doanh của đối thủ cạnh tranh. Cụ thể là: Mức tiêu thụ, thị phần , mức lời, lợi nhuận trên vốn đầu tư; Lưu kim, đầu tư mới và mức sử dụng năng lực.
- Có một số thông tin sẽ rất khó tìm kiếm.
Ví dụ:
Các công ty tư liệu sản xuất thấy rất khó ước tính thị phần của đối thủ cạnh tranh. Bởi vì họ không có dịch vụ cung cấp số liệu như trong trường hợp của những công ty hàng tiêu dùng đóng gói.
- Tuy vậy, bất kỳ thông tin nào cũng giúp họ đánh giá tốt hơn: Các mặt mạnh và các mặt yếu của từng đối thủ cạnh tranh.
- Loại thông tin này đã giúp công ty quyết định tiến công ai trên thị trường có thể lập chương trình kiểm soát.
Ví dụ:
Một công ty đã quyết định tham gia thị trường có thể lập chương trình kiểm soát. Nó đã phải đương đầu với ba đối thủ cạnh tranh đã cố thủ vững chắc là: Allen Bradley, Texas Instrucments và Gould. Kết quả nghiên cứu của công ty cho thấy rằng:
- Allen Bradley đã có danh tiếng lừng lẫy về vị trí dẫn đầu trong công nghệ.
- Texas Instrucments có chi phí thấp và đã tham gia những trận đánh đẫm máu để dành thị phần.
- Còn Gould thì hoạt động tốt, nhưng không có gì xuất sắc.
Công ty đi đến kết luận: Gould là mục tiêu tốt nhất của mình.
2.Tìm kiếm điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh.
Tìm kiếm điểm mạnh và điểm yếu
- Các công ty thường tìm kiếm những mặt mạnh và mặt yếu của đối thủ cạnh tranh thông qua: Những số liệu thứ cấp, kinh nghiệm cá nhân và lời đồn.
- Họ có thể bổ sung thêm sự hiểu biết của mình bằng cách: Tiến hành nghiên cứu Marketing trực tiếp với các khách hàng, người cung ứng và đại lý của mình.
Ngày càng có nhiều công ty quay sang dùng phương pháp: Lấy chuẩn như một sự chỉ dẫn tốt nhất để cải thiện tư thề cạnh tranh của mình.
Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra:
- Thứ nhất: Là cũng cần đánh giá những mặt mạnh và yếu của bản thân công ty.
- Thứ hai: Các ô đánh giá cần thể hiện chi tiết hơn. Hiển nhiên không phải mọi người đều nghĩ đối thủ B có chất lượng tốt. Kết quả thực ra có thể là 20% cho là tuyệt vời , 40% cho là tốt , 30% cho là bình thường và 10% cho là kém. Cũng nên biết loại khách hàng nào không tán thành với quan điểm chung về chất lượng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh B.
- Thứ ba: Khách hàng cũng cần đánh giá các biến khác, như: Giá, chất lượng quản trị và năng lực sản xuất.
Còn 3 biến nữa mà mọi công ty cần theo dõi là:
- Thị phần: Phần khối lượng bán ra của đối thủ cạnh tranh trên thị trường mục tiêu
- Phần tâm trí: Tỷ lệ phần trăm khách hàng nêu tên đối thủ cạnh tranh khi trả lời câu: “Hãy nêu tên công ty đầu tiên nảy ra trong đầu bạn khi nghĩ đến ngành này”.
- Phần trái tim: Tỷ lệ phần trăm khách hàng nêu tên đối thủ cạnh tranh khi trả lời câu “ Hãy nêu tên công ty mà bạn thích mua sản phẩm của họ”
Khi tìm hiểu các mặt yếu kém của các đối thủ cạnh tranh, ta cần phải:
- Giả thiết họ đặt ra về công việc kinh doanh của mình và theo thị trường không còn có giá trị đối với họ.
- Một số công ty cứ tin chắc rằng mình sản xuất ra chất lượng tốt nhất trong ngành. Khi mà điều đó không còn đúng nữa.
- Nhiều công ty là nạn nhân của những quan niệm chung như: “Công ty đầy đủ chủng loại được khách hàng ưa thích”. “Khách hàng coi trọng dịch vụ hơn giá cả”.
- Nếu ta biết rằng có một đối thủ cạnh tranh đang hoạt động theo một giả thiết sai trầm trọng. Thì ta có thể giành được ưu thế đối với họ.
Nguồn: “Quản trị Marketing”- Philip Kotler.
Tìm hiểu thêm các bài viết, cũng như kiến thức bổ ích từ PA Marketing về SEO TẠI ĐÂY!!!
Bài viết liên quan
17 NGUYÊN NHÂN KHIẾN BẠN LIVESTREAM THẤT BẠI
17 NGUYÊN NHÂN KHIẾN BẠN LIVESTREAM THẤT BẠI 17 LÝ DO KHIẾN BẠN LIVESTREAM KHÔNG [...]
Th2
Những chiến lược và chiến thuật đổi mới sản phẩm
Những chiến lược và chiến thuật đổi mới sản phẩm Bạn cần chú [...]
Th1
Sự khác biệt quyết định sống còn của doanh nghiệp
Nội dung bài viết“Sự khác biệt” là cần thiết Ví dụ về “Sự khác biệt”Sự khác [...]
Th1
Chiến lược lựa chọn sản phẩm : Khác biệt hay là chết (2)
Nội dung bài viếtVí dụ thành công: Sự khác biệt Xây dựng hình ảnh Thanh toán [...]
Th1
Chiến lược “hớt váng” là gì ?
Nội dung bài viếtChiến lược “hớt váng” là gì ?Sản phẩm ăn theo mùa vụ [...]
Th1
Phân Tích chiến lược lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ Tầm Trung
Nội dung bài viếtSản phẩm/dịch vụ trung cấpChúng ta sẽ cùng phân tích trong trường [...]
Th1
Chiến lược định giá sản phẩm
Nội dung bài viết Chiến lược định giá sản phẩm Sản phẩm/dịch vụ bình dânSản phẩm/dịch vụ [...]
Th1
Tình huống cụ thể về chiến lược cho Sản phẩm/dịch vụ bình dân
Sau đây, chúng ta sẽ đi vào một số tình huống cụ thể về chiến [...]
Th1
Những loại nội dung mà bạn có thể xây dựng và phát triển (3)
Đây là phần 3 của chuyên mục ” Những loại nội dung mà bạn có [...]
Th1
Những loại nội dung mà bạn có thể xây dựng và phát triển (1)
Nội dung bài viếtDanh sách những loại nội dung mà bạn có thể xây dựng [...]
Th1
Đại chiến quảng cáo Milo-Ovaltine: Ai là ‘nhà vô địch’?
Tại Việt Nam có hai nhãn hàng tung ra chiến dịch quảng cáo truyền thông [...]
Th1
Content Marketing- Các định dạng của của nội dung số (2)
Nội dung bài viết4.Các định dạng về trò chơi (game)5.Các định dạng về ứng dụng [...]
Th1
Content Marketing- Các định dạng của của nội dung số (1)
Các định dạng của của nội dung số Marketing bằng nội dung hoặc thông qua [...]
Th1
Tầm quan trọng của Internet Marketing trong thời đại 4.0
Nội dung bài viếtTầm quan trọng của Internet Marketing trong thời địa 4.0 khi kết [...]
Th1
Marketing nội dung số-“phù thủy trang điểm” Michelle Phan
Một ví dụ Marketing nội dung số có tính Việt Nam đó là gương mặt [...]
Th1