Hệ màu trong Photoshop

Hệ màu trong Photoshop

Có rất nhiều hệ màu trong photoshop, chúng được sử dụng cho các mục đích công việc khác nhau. Hãy cũng PA Marketing tìm hiểu ý nghĩa từng hệ màu nhé

Photoshop cung cấp 1 số hệ màu cho làm việc. Các bạn có thể chọn trong hộp thoại New File lúc tạo file mới; Hoặc vào menu Image > Mode > chọn hệ màu tương ứng.

1. Hệ màu trong Photoshop: Bitmap

  • Hệ màu này cho ta hình ảnh chỉ thuần màu đen và trắng; Không có bất kì một sắc độ nào khác. Khi phóng to hình lên chúng ta sẽ thấy hình ảnh chỉ được tạo bởi những chấm đen và trắng.
  • Trong ảnh bitmap: Những Options sửa chữa của photoshop không thể thực hiện được. Như vậy nó phải được chỉnh sửa từ khi ảnh còn là grayscale. Ảnh bitmap có dung lượng nhỏ gấp nhiều lần các mode ảnh khác.
  • Mode bitmap được sử dụng trong xuất film cho các kỹ thuật in công nghiệp (Offset, Helio,…).

2. Hệ màu Grayscale

  • Grayscale là hệ màu trong photoshop sử dụng 256 sắc độ xám của hình ảnh. Tất cả các màu sắc đều được chuyển về trắng, đen, xám, độ đậm nhạt của màu xám phụ thuộc vào độ đậm nhạt của màu nguyên thủy. Với hệ màu Grayscale, màu xám chiếm diện tích nhiều hơn trắng và đen.

Hệ màu grayscale trong Photoshop

Hệ màu grayscale trong Photoshop

  • Ảnh Gray được sử dụng trong nhiếp ảnh ngày xưa. Hiện tại vẫn được sử dụng cho một số dạng ảnh nghệ thuật.

3. Hệ màu Doutone Color

  • Hệ màu Duotone Color là bước chuyển tiếp của hệ màu Grayscale. Để sử dụng hệ màu này, chúng ta cần chuyển hình ảnh về Grayscale trước, sau đó vào menu Image > Mode > Duotone Color. Sau đó áp dụng lên hình ảnh 1,2,3 hoặc 4 tone màu khác nhau. Kết quả cho ta hình ảnh gồm 1 màu bất kì và màu đen.
  • Duotone ( bao gồm cả triotone và quadtone ) là: một chế độ màu rất chuyên biệt; Chỉ dành cho việc in thưong mại, vốn sử dụng hai, 3 hay 4 màu mực trải rộng ra khắp ảnh.

4. Hệ màu trong photoshop cho hình ảnh 8 bit với 256 màu sắc – Indexed Color

  • Hệ màu Indexed cho ta hình ảnh 8 bit với 256 màu sắc. Do là hình 8 bit nên độ chuyển màu của hình ảnh sẽ không được mịn. Với hình ảnh hệ Indexed: Những vùng có điểm ảnh gần giống nhau sẽ được tự động gộp lại chung thành 1 mảng. Nên khi phóng to hình ảnh lên, chúng ta sẽ nhìn rõ từng mảng màu riêng biệt.
  • Chế độ Indexed Color dành cho web. Bạn lưu các ảnh GIF và PNG -8 trong Indexed Color. Nhưng chỉ các dạng file đó là cần 1 số lựong màu như vậy. Điều đó giúp giảm kích cở file , giảm lượng khoảng trống mà ảnh đòi hỏi trên web server của bạn. Đồng thời tăng nhanh thời gian tải xuống

5. Hệ màu RBG Color

  • Hệ màu RBG là: Một hệ màu phổ biến, được tạo bởi 3 màu chính Red, Green, Blue. Giá trị các màu của hệ RBG dao động từ 0 đến 255. Màu thuần đen khi tất cả các giá trị bằng 0; Thuần trắng khi tất cả các giá trị bằng 255. RGB là một chế độ màu phụ gia – Nghĩa là bạn thêm càng nhiều lượng màu của mổi thành phần thì: Bạn càng tiến đến màu trắng .

Hệ màu RGB trong photoshop

Hệ màu RGB trong photoshop

  • Đây là một hệ màu được sử dụng  cho những hình ảnh đươc dùng để hiển thị trên màn hình; Hoặc để rửa ảnh ở phòng lab. Để sử dụng ảnh RGB trong in ấn; Bạn cần chuyển hệ màu RGB sang CMYK trong photoshop.

6. Hệ màu CMYK trong photoshop

Hệ màu CMYK trong Photoshop

Hệ màu CMYK trong Photoshop

  • CMYK cũng là một hệ màu trong photoshop phổ biến. Được tạo bởi những màu gốc à Cyan, Magenta, Yellow, Black. Người ta sử dụng ký tự K thay cho màu đen vì kí tự B tương ứng với Blue (xanh da trời). Đây là hệ màu sử dụng rộng rãi trong in ấn. 4 màu gốc của CMYK tương ứng với 4 màu của hộp mực máy in. Giá trị từng màu của CMYK dao động từ 0 đến 100%. Màu thuần trắng khi tất cả các giá trị bằng 0; Thuần đen khi tất cả các giá trị bằng 100%.
  • CMYK là một chế độ màu khử – nghĩa là: Lượng màu của mổi thành phần càng íi thì bạn càng tiến đến màu trắng.

7. Hệ màu Lab Color

Hệ màu lab trong Photoshop

Hệ màu lab trong Photoshop

Hệ màu Lab giúp ta phân cách hình ảnh ra ánh sáng và màu sắc riêng biệt. Ở hệ màu Lab chúng ta sử dụng bảng Channels ( menu Window > Channels) để thao tác. Lab cho ta 3 channels:

Hệ màu lab trong Photoshop

  • Lightness: chứa những vùng sáng tối của hình ảnh.
  • Kênh a: những vùng có màu green và red của hình ảnh.
  • Kênh b: những vùng có màu blue và yellow cảu hình ảnh.

Bạn không nên in các ảnh LAB trên một máy in phun mực hoặc upload chúng lên web site của bạn. Bạn nên chuyển đổi các ảnh RGB hay CMYK của bạn sang chế độ LAB; Trước khi sử dụng một trong các bộ lọc: Sharpen của Photoshop. Hãy áp dụng bộ lọc Unsharp Mask. Sử dụng lệnh Edit > Fade Unsharp Mask , và thay đổi chế độ hòa trộn từ Normal sang Lunilosity. Cùng một kết quả , nhưng tác vụ được thực hiện ít hơn. Đồng thời hả năng làm giảm chất lượng ảnh cũng thấp hơn

8. Hệ màu Multichannel Color

  • Multichannel là một hệ màu trong photoshop rất đặc biệt. Nó thể hiện 256 cấp độ xám ở mỗi kênh. Tuy nhiên, với hệ màu này, tất cả các layers sẽ bị flatten ( gộp  lại làm 1). Đồng thời chúng ta không được phép sử dụng layer trong hệ này.
  • Giống như Duotone; Multichannel là 1 chế độ màu chỉ dùng giới hạn trong các máy in thương mại. Bởi vì nó phụ thuộc vào các màu mực đã được pha trộn sẳn để áp lên giấy.
  • Bạn có thể cần chế độ Multichannel khi tạo 1 logo cho khách hàng

Trên đây là chi tiết về các hệ màu trong photoshop. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn. Để tìm hiểu sâu hơn các kiến thức cùng chuyên mục, hãy click vào: Kiến thức photoshop để tìm hiểu nhiều hơn. Nếu các bạn đang kinh doanh online; Hãy tham khảo khóa học: Facebook marketing toàn diện của chúng tôi để đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Chúc các bạn thành công!



Bài viết liên quan