Làm Content như thế nào cho hiệu quả?(phần 2)

Làm Content như thế nào cho hiệu quả?

Bài viết trước mình đã chia sẻ với các bạn “Làm Content như thế nào cho hiệu quả Phần 1”. Giới thiệu chi tiết Bước 1: Xác định được chủ đề mình cần làm Content.
Ở phần 2 này, mình sẽ tiếp tục hướng dẫn các bạn các bước tiếp theo của quy trình làm Content.
>>>Xem thêm phần 1 tại đây: “Làm Content như thế nào cho hiệu quả Phần 1”.

Bước 2: Xác định mục tiêu (hiệu quả) khi viết Content

– Đại đa số mọi người thường bỏ qua phần này. Vì nghĩ nó không quan trọng, hoặc thậm chí không thèm nghĩ tới!
– Cá nhân mình thì nghĩ, tin và hiểu rằng việc xác định rõ ràng mục tiêu viết trước khi làm Content. Đây là một điều rất quan trọng và cần phải làm.
– Việc xác định mục tiêu viết Content không  mất nhiều thời gian. Và đôi khi nó mang giá trị về tinh thần khá nhiều.
– Việc của bạn đơn giản là liệt kê ra mục tiêu bạn có thể đạt được sau khi xây dựng xong Content này.

Đưa ra mục tiêu cần đạt được trước khi viết Content:

Như mình khi xác định được chủ đề cần viết. Mình bắt đầu nghĩ đến mục tiêu hiệu quả cần đạt được khi Content được sản xuất:

  • Thêm nhiều người Follow Facebook
  • Thêm nhiều Subcribes Email Website
  • Tăng Traffic truy cập Website
  • Thêm nhiều cơ hội hợp tác ngành đào tạo / tư vấn

Và hãy lưu ý, đó phải là một mục tiêu thông minh:

– Nó phải cụ thể:

Đặt những mục tiêu mơ hồ cũng như việc bắt các bạn xếp hình mà không có tranh mẫu. Hay lái xe trong sương mù vậy.

Nó phải đo lường và ước lượng được:

Thay vì nói chung chung rằng “tôi muốn kiếm thật nhiều tiền”, hãy nói rằng “tôi muốn tăng gấp đôi thu nhập trong 1 năm”.

– Nó đòi hỏi nhiều hơn khả năng hiện tại của bạn:

Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tràn đầy sinh lực và phấn khích. Tất nhiên, ban đầu những mục tiêu này có vẻ như không thực tế. Nhưng nó buộc bạn phải suy nghĩ để tìm cách đạt được nó. Hãy nhớ lấy câu này “tất cả mọi chuyện đều có thể, điều quan trọng là làm như thế nào”.

– Nó phải có tính khả thi:

Mục tiêu không thể quá viển vông. Ví dụ: bạn mới bị sa thải vì thiếu năng lực làm việc mà lại dám đặt mục tiêu trở thành triệu phú vào năm sau. Mục đích của bạn phải có cơ sở thực tế và khả năng hoàn thành. Nếu không mục tiêu sẽ trở thành gánh nặng và làm bạn cảm thấy mệt mỏi mà thôi.

– Nó phải có mục đích rõ ràng:

Sau khi xác định mục tiêu. Hãy viết ra giấy tất cả những lí do vì sao điều này quan trọng với bạn.

– Lập kế hoạch hành động:

Mục tiêu sẽ chẳng là gì nếu bạn không lập kế hoạch để đạt được nó.

Điều gì sẽ diễn ra khi mục tiêu quá chung chung?

Bạn sẽ luôn cảm thấy mình đang làm một điều hết sức vĩ đại. Mọi người dễ dàng chấp nhận. Và bạn có thể không cảm thấy mình cần phải cố gắng để làm tốt nhất có thể.

Bước 3:Xây dựng Content

Sau khi xác định được chủ đề cần làm từ bước (I). Và được tăng thêm động lực làm việc từ bước (II). Bước này hy vọng bạn đã đủ nhiệt để bắt tay vào xây dựng content.

Xây dựng Content
Các bước xây dựng content

Dưới đây là các bước xây dựng Content bạn cần phải làm:

  1. Xác định người xem mục tiêu
  2. Xác định từ khóa
  3. Kiểm soát và tập trung xây dựng Content
  4. Tối ưu hóa Content
  5. Các kênh truyền thông

Cùng đi vào các bước xay dựng Content chi tiết:

1.Xác định người xem mục tiêu:

– Bạn có định hình được những người sẽ đọc/tham gia tương tác với Content của bạn?
Họ là ai?
Họ có đặc điểm như thế nào không?
– Thường thì khi làm Content chúng ta hay bị ảo tưởng rằng. Một khi đã làm Content về ngành đó, là tất cả những người trong ngành đó “khả năng cao” là họ sẽ quan tâm. Thực ra thì không có cái khả năng đó đâu. Vì trong mỗi ngành đều có các vấn đề, các chia sẻ, các thắc mắc. Có cấp độ từ khó đến dễ, từ đơn giản đến phức tạp.

Xác định người xem mục tiêu
Xác định người xem mục tiêu
Lỗi Content hay mắc phải:

– Content của bạn đáp ứng được nhu cầu của người lâu năm trong ngành. Đòi hỏi những thứ cao siêu thì hẳn là nó không dành cho người mới. Nếu có thì hoặc là content của bạn phải dài lê thê để chiều lòng cả 2 bên. Hoặc là khả năng xây dựng Content của bạn phải thượng thừa.
– Vấn đề thứ 1 là điều hiển nhiên ai cũng dính. Vì khoảng cách từ newbie đến pro là một khoảng cách rất xa, và dài. Người ta rất ngại đọc, trừ khi bạn có một chiến lược rõ ràng cho việc xây dựng Content dài. Đó là cái bẫy mà người làm Content hay mắc phải. Cái thứ 2 thì hơi hiếm.

Liệt kê các công chúng mục tiêu:

– Hãy liệt kê các công chúng mục tiêu mà bạn có thể hướng tới, ví dụ với trường hợp mình:

  • Người chưa biết gì về Facebook
  • Người biết một chút về Facebook
  • Người đã đi làm lâu năm về Facebook
  • Người có đẳng cấp cao về Facebook
  • Doanh nghiệp cần làm Facebook
  • Đơn vị đào tạo Facebook

– Và sau một hồi phân vân mình quyết định chọn cả 6 ông này là công chúng mục tiêu. Với các mục đích rõ ràng cho từng nhóm công chúng mục tiêu:

Mục đích cho từng nhóm công chúng:
  • Người chưa biết gì về Facebook: Sau khi đọc bài này họ sẽ hiểu được thực chất Facebook là gì. Và họ biết mình cần phải bắt đầu từ đâu.
  • Người biết một chút về Facebook: Bài viết này sẽ giúp họ củng cố thêm kiến thức hoặc nhìn nhận rõ hơn về những cái mình đang làm.
  • Người đã đi làm lâu năm về Facebook: Nếu đã làm lâu năm về Facebook mà chưa lên được đẳng cấp cao. Thì đây có thể là cơ hội để họ nhìn lại và tối ưu quy trình làm việc của mình hơn nữa, để có thể đạt được một đẳng cấp cao.
  • Người có đẳng cấp cao về Facebook: Đây là cơ hội tốt cho mình. Để họ có thể nhìn nhận mình dưới một con mắt khác. Cái mình hướng tới là khi đọc xong bài viết này và chỉ có thể nói được rằng: “Đúng là như vậy!”
  • Doanh nghiệp cần làm Facebook: Họ đọc được bài viết hay, về mảng họ đang đầu tư rất nhiều tiền của mà không ăn thua. Họ sẽ tìm chủ bài viết này là ai, và ra mình. Tuy rằng mình không làm dịch vụ, nhưng mình có thể đẩy sang cho anh em khác cần cơ hội.
  • Đơn vị đào tạo Facebook: Cơ hội để mình làm một HLV hoặc một Diễn Giả.
Xác định cách xây dựng Content:

– Từ nhóm công chúng mục tiêu này. Mình cần phải xác định được cách xây dựng Content của mình phải như thế nào. Làm sao để cả 6 ông đọc vào đều thấy ưng. Mà để làm được điều đó, mình phải biết được đặc điểm của họ và tìm ra giải pháp.

Đưa ra giải pháp:
  • Người chưa biết gì về Facebook: Là người mới nên mình cần phải viết dễ hiểu.
  • Người biết một chút về Facebook: Cái giảm giác vừa biết nhiều, vừa biết ít nó rất ảo. Có thể khi đọc bài này họ sẽ tự cho mình cái cảm giác hiểu hết. Mình nên có ví dụ cụ thể và xuyên suốt  và bài viết.
  • Người đã đi làm lâu năm về Facebook: Ít nhiều họ đã có cách nhìn nhận đánh giá và có nhiều năm kinh nghiệm, những kiến thức cơ bản hay những ví dụ đơn giản không thể lung lay được họ. Hãy phân tích có chiều sâu.
  • Người có đẳng cấp cao về Facebook: Họ có cái tôi lớn khi đọc bài chia sẻ của một thằng khác về chủ đề mà họ giỏi. Mình có 2 sự lựa chọn, 1 là nâng họ lên (rất có khả năng họ sẽ bỏ qua luôn vì không độc bài của… gà). Hai là leo lên phía trên họ (hoặc ít nhất là ngang hàng). Và điều mình chọn là thể hiện cái tôi trong bài viết.
  • Doanh nghiệp cần làm Facebook: Họ cần 3 mục đầu. Đáp ứng đủ là ngon.
  • Đơn vị đào tạo Facebook: Họ cần 4 mục đầu. Mình cần có thương hiệu cá nhân, thể hiện cái tôi là đúng rồi.

– Bước này giống như việc đứa con của bạn đang sắp chào đời. Bạn đang tưởng tượng ra tính cách mà đứa con của bạn cần có. Hãy note lại những gì bạn đã xác định được từ nhóm (các nhóm) công chúng mục tiêu của bạn.

2. Sử dụng từ khóa

Ở đây chúng ta sẽ xác định rõ 2 vấn đề liên quan đến việc xác định “từ khóa” trong xây dựng Content:

– Đáp ứng chính xác nhu cầu của nhóm công chúng mục tiêu:

Thường sẽ là tiêu đề/chủ đề của Content đó.

– Từ khóa phổ biến– ngắn gọn– đáp ứng nhu cầu của nhóm công chúng mục tiêu:

Các từ khóa này thường được sử dụng để làm seo trên các Search Engines trong Marketing Online. Hoặc được hiển thị nội bật trong Content.

xác định từ khóa
Từ khóa phổ biến – ngắn gọn – đáp ứng nhu cầu của nhóm công chúng mục tiêu
Lưu ý:

Trong hầu hết các trường hợp. Việc xác định từ khóa để xây dựng tiêu đề/chủ đề của Content đều được lấy từ nhóm Từ khóa phổ biến. Và thường thì tiêu đề/chủ đề của Content sẽ được viết trước khi viết Content. Và sửa đổi sau khi Content đã xong.

Liệt kê các từ khóa:

Chúng ta tiếp tục liệt kê ra các từ khóa đó, càng nhiều càng tốt. Làm Facebook cơ bản, làm Facebook nhận thức, nhận thức Facebook. Quy trình làm Facebook, làm Facebook với tư duy marketing,…

Sắp xếp từ khóa theo tiêu chí:

Sauk hi liệt kê các từ khóa. Ban chọn các từ khóa, sắp xếp theo 1 (hoặc nhiều) tiêu chí:
– Đúng với chủ đề Content nhất.
– Trái ngược hoàn toàn với chủ đề Content.
– Từ khóa phổ biến nhất.
– Từ khóa ít được người làm Content sử dụng nhất.
Hãy lưu lại danh sách từ khóa đó, rất nhiều việc cần dùng đến.
Làm sao để bạn có thể tự tin viết những bài Content chất lượng cho mình? Hãy đến với khóa học Facebook chuyên sâu dành cho Marketer, nơi mọi kiến thức và kỹ năng về Facebook được chia sẻ. Chúc các bạn thành công!

Xem các bài viết cùng chuyên mục khác của chúng tôi tại PA Marketing.



Bài viết liên quan