Marketing theo ý khách hàng: Một sự quay trở lại

Marketing theo ý khách hàng: Một sự quay trở lại

Việc xây dựng các chiến lược Marketing theo ý khách hàng; đã và vẫn đang là 1 chiến lược Marketing hot. Không chỉ giúp công ty thu hút khách hàng mà còn là yếu tố nâng cao sự trung thành của khách hàng với doanh nghiệp.

1.Chiến lược Marketing theo ý khách hàng.

Trên thị trường vào những buổi đầu, nhiều người bán đã thiết kế sản phẩm cho từng khách hàng.

  • Hiệu may cắt may quần áo cho từng người, cửa hiệu giày đóng giày theo chân từng khách hàng. Những người thợ thủ công này không sản xuất để dự trữ mà sản xuất theo đơn đặt hàng. Bởi vì, họ không biết trước khách hàng cần kích cỡ nào và loại vật liệu nào.
  • Hiện nay vẫn có một số người: Đặt mua quần áo, giày dép theo yêu cầu riêng của cá nhân mình.

Nhưng nói chung thời kỳ sản xuất hàng loạt đã dẫn những người sản xuất đến chỗ sản xuất hàng hóa theo kích cỡ tiêu chuẩn để dự trữ.

Marketing theo ý khách hàng- Chiều ý khách hàng đại trà.

  • Ngày nay Markerting theo ý khách hàng là sự quay trở lại dưới một hình thức mà Stanley Davis gọi là: Chiều ý khách hàng đại trà.
  • Đó là một phép nghịch dù kỳ lạ. Giống như chuyện hoang tưởng thế nhưng nó lại mô tả rất đúng khả năng Marketing mới. Do những tiến bộ trong công nghệ sản xuất và thông tin mở ra.
  • Chiều ý khách hàng đại trà là: Khả năng chuẩn bị hàng loạt những sản phẩm được thiết kế đơn chiếc. Đáp ứng được yêu cầu của từng khách hàng.

2.Quan điểm và ví dụ về Marketing theo ý khách hàng.

  • Theo ý kiến của Arnold Ostle- trưởng phòng thiết kế của Mazda: “Khách hàng muốn thể hiện cá tính của mình bằng sản phẩm mà họ mua”.
  • Không có gì lạ là: Hiện nay những người làm Marketing đang thử nghiệm những hệ thống mới. Cung cấp những sản phẩm sản xuất theo ý khách hàng từ: Ôtô, xe đạp đến đồ đạc và quần áo.

Ví dụ 1: cung cấp sản phẩm quần áo theo ý khách hàng

Một hệ thống như vậy đã được lắp đặt tại 18 cửa hàng trong cả nước, gồm:

  • Một camera được nối với một máy tính. Để tính toán các số đo của khách hàng và in ra một kiểu áo tắm phù hợp với ý của khách hàng.
  • Một màn hình phát hình người mua vui mừng và thích thú thấy bộ đồ vừa vặn với mình từ các phía trước, bên và sau lung.

Người mua được chọn vải trong số gần 150 mẫu, thiết kế và theo ý khách hàng được chuyển đến người thợ may của nhà sản xuất và bộ đồ được cắt may.

Ví dụ 2: hãng sản xuất xe đạp Nhật.

Họ đã sử dụng quy trình sản xuất linh hoạt. Chế tạo ra rất nhiều kiểu xe phù hợp với những yêu cầu của người mua.

Khách hàng đến cửa hàng xe đạp tại địa phương. Ở đó người coi cửa hàng sẽ:
  • Đo kích thước của họ trên một khung đặc biệt.
  • Chuyển những số đo đó về nhà máy bằng fax.
Tại nhà máy:
  • Các số đo được đưa vào nhà máy tính để in ra một bản vẽ trong vòng ba phút. Một công việc mà một người vẽ bằng tay sẽ lâu hơn gấp 60 lần.
  • Sau đó máy tính sẽ hướng dẫn Robo và những công nhân quy trình sản xuất. Nhà máy sẵn sàng để sản xuát bất kỳ dạng nào trong số 11.231.862 dạng của 18 kiểu xe đạp với 199 màu sắc và đủ các kích cỡ cho tất cả mọi người.

Giá thì nằm trong khoảng: 545 USD- 3.200 USD. Trong vòng 2 tuần người mua sẽ được đi chiếc xe được chế tạo theo ý mình. Và là chiếc xe đạp có một không hai.

3.Lợi ích về phía khách hàng trong chiến lược Marketing theo ý khách hàng.

  • Việc chiều ý khách hàng cho phép: Mọi người tham gia vào việc chế tạo ra đúng cái mà mình mong muốn.
  • Trong các nhà hàng ngày càng phổ biến những quầy rượu có bán rau trộn. Nó cho phép mọi người có thể chọn thành phần cho món rau trộn của mình.
  • Tương tự như vậy, các cửa hàng kem cho phép mọi người tự pha chế món kem riêng cho mình.

Sản phẩm dịch vụ: Marketing theo ý khách hàng.

Dịch vụ cũng như các sản phẩm có thể làm theo ý khách hàng. Jack Whitle dự đoán các dịch vụ tài chính sẽ như sau:

  • Khách hàng đến một cơ quan, ngồi vào một mô đun bán hàng. Và sẽ được một cán bộ chuyên môn có trình độ góp ý kiến…
  • Người cố vấn và khách hàng sẽ cùng làm việc với nhau từ một thiết bị đầu cuối của máy tính. Để thiết lập và định giá một mối quan hệ tài chính.

Ví dụ:

Khách hàng có thể hỏi ý kiến về việc mở một mối quan hệ ký thác. Người cố vấn sẽ hỏi một số câu hỏi cơ bản:

  • Khách hàng có muốn lấy lãi không?
  • Có nhận tiền vay không?…

Tùy theo các câu hỏi của khách hàng sẽ: Thiết lập và định giá những dịch vụ mong muốn. Căn cứ vào những nhu cầu riêng của khách hàng đó. Những người làm Marketing với các doanh nghiệp quen thuộc hơn với việc chiều ý khách hàng.

Một số ví dụ khác:

Motorola:

Nhân viên bán hàng của Motorola sử dụng máy tính xách tay sẽ: Thiết kế theo ý khách hàng một máy đánh số trang theo những mong muốn của khách hàng:

  • Các số liệu được chuyển về nhà máy của Motorola và quá trình sản xuất bắt đầu trong vòng 17 phút.
  • Sản phẩm theo ý khách hàng sẽ được hoàn tất và gửi đi trong vòng hai giờ.
Công ty Oshkosh Truck Corparation:

Thiết kế các loại xe tiêu chuẩn; Và theo ý khách hàng cho các thị trường tài chính và quân sự.

Công ty Becton- Dickinson Company:

Cung ứng chủ yếu ngành y tế. Đảm bảo cho các bệnh viện những quyền chọn:

  • Gắn nhãn hiệu thiết kế theo ý khách hàng.
  • Hàng để rời hay đóng gói.
  • Những yêu cầu kiểm tra chất lượng theo ý khách hàng.
  • Phần mềm máy tính theo ý khách hàng.
  • Chương trình làm hóa đơn theo ý khách hàng.

Ngay cả khi doanh nghiệp chào hàng một sản phẩm tiêu chuẩn. Chắc chắn họ cũng không làm Marketing theo tiêu chuẩn. Khách hàng có thể lựa chọn trong bản chào hàng những yếu tố theo ý mình: tính năng của sản phẩm, điều kiện giao hàng, huấn luyện sử dụng, các phương án thanh toán, dịch vụ kỹ thuật,…

Ta có thể kết luận rằng:

  • Trong nhiều trường hợp Marketing cũng được làm theo ý khách hàng. Ngay cả khi không có sản phẩm.
  • Nói chung: Chi phí của việc chiều theo ý khách hàng giảm và tiến dần đến chi phí phân khúc thị trường. Nên ngày càng nhiều công ty chuyển sang Marketing theo ý khách hàng.
  • Hầu hết những người bán đều không thấy rằng: Việc chiều theo ý khách hàng khi bán sản phẩm của mình cho từng người mua là có lợi. Thay vì như vậy, họ phát hiện những nhóm người mua có những yêu cầu về sản phầm hay phản ứng Marketing khác biệt. Vì vậy người bán có thể phát hiện thấy rằng nhóm thu nhập có những mong muốn khác nhau.
  • Mặt khác người bán phát hiện ra rằng giữa những người mua trẻ và già có nhu cầu rất khác nhau.

Nguồn: “Quản trị Marketing”- Philip Kotler.

Các kiến thức về Marketing là vô tận. Để cập nhật những tính năng, những kiến thức. bài Chia sẻ và mẹo tuyệt vời trong Marketing. Hãy đến với chúng tôi: PA Marketing– ngôi nhà kiến thức Marketing.

Đọc thêm bài viết: Phân tích giá trị của khách hàng: Chìa khóa để giành ưu thế cạnh tranh


Bài viết liên quan