Những khái niệm cốt lõi của Marketing (phần cuối)

Những khái niệm cốt lõi của Marketing (phần cuối)

Những khái niệm cốt lõi của Marketing của Philip Kotler trong cuốn sách “ Quản trị Marketing” đã được chúng tôi chia sẻ ở 2 phần trước. Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn 2 khái niệm cốt lõi cuối cùng đó chính là: Marketing và người làm Marketing; quản trị Marketing.
>>> Đọc thêm bài viết: Những khái niệm cốt lõi của Marketing (phần 1)
Và bài viết: Những khái niệm cốt lõi của Marketing (phần 2)

6.Marketing và người làm Marketing.

 Marketing và người làm Marketing

Marketing và người làm Marketing

Khái niệm

Marketing là hoạt động của con người diễn ra trong quan hệ với thị trường. Marketing có nghĩa là làm việc với thị trường để biến những trao đổi tiềm ẩn thành hiện thực. Với mục đích thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người.

Có 2 trường hợp về người làm Marketing.

Trường hợp 1:

  • Nếu một bên tích cực tìm kiếm cách trao đổi hơn bên kia, thì ta gọi bên thứ nhất là người làm marketing. Còn bên thứ hai là khách hàng triển vọng.
  • Người làm Marketing là người tìm kiếm tài nguyên từ một người khác và sẵn sàng đưa ra một thứ gì đó có giá trị để trao đổi. Người làm Marketing tìm kiếm một phản ứng từ phía bên kia để bán hoặc mua một thứ gì đó. Nói cách khác, người làm Marketing có thể là người bán hay người mua.
  • Trong trường hợp cả hai bên đều tích cực trao đổi. Ta nói rằng cả hai bên đều là người làm Marketing và gọi trường hợp đó là marketing lẫn nhau.

Trường hợp 2:

Trong trường hợp bình thường, người làm marketing là một công ty phục vụ thị trường. Người sử dụng cuối cùng đối mặt với các đối thủ cạnh tranh. Công ty và đối thủ cạnh tranh đều gửi: sản phẩm tương ứng và thông điệp cho những người sử dụng cuối cùng một cách trực tiếp. Hay thông qua các định chế trung gian marketing (những người trung gian  và những người xúc tiến thương mại). Họ chịu ảnh hưởng của những người cung ứng tương ứng và của môi trường vĩ mô.

Kết luận:

Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội. Nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì mà họ cần và mong muốn. Thông qua việc tạo ra, chào hàng và trao đổi những sản phẩm có giá trị với người khác.

7.Quản trị Marketing.

 Quản trị Marketing

Quản trị Marketing

  • Marketing (quản trị Marketing) là quá trình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó. Định giá, khuyến mãi và phân phối hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng. Tạo ra sự trao đổi với các nhóm mục tiêu, thỏa mãn, những mục tiêu của khách hàng, tổ chức.
  • Đinh nghĩa này thừa nhận: quản trị Marketing là một quá trình bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát. Nó liên quan đến hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng. Dựa trên ý niệm về trao đổi, mục đích của nó là: tạo ra sự thỏa mãn cho các bên hữu quan.

Quản trị Marketing trong tổ chức.

Trong một tổ chức quản trị Marketing có thể liên quan đến mọi thị trường.
Ví dụ: Ta xem xét một hãng sản xuất ôtô. Phó chủ tịch phụ trách nhân sự liên quan đến thị trường sức lao động; phó chủ tịch phụ trách cung ứng liên quan đến thị trường nguyên liệu; và phó chủ tịch phụ trách tài chính liên quan đến thị trường tiền tệ.
Họ phải đề ra mục tiêu và hoạch định những chiến lược để đạt được mục tiêu đó. Tuy nhiên, theo truyền thống thì: các cán bộ điều hành nói trên không được gọi là những người làm Marketing “ bán thời gian”.

Marketing trên thị trường khách hàng.

  • Công việc Marketing trên thị trường khách hàng chính thức được thực hiện bởi những người: quản lý tiêu thụ, nhân viên bán hàng, quản lý quảng cáo, khuyến mãi; nghiên cứu marketing, quản lý dịch vụ khách hàng; quản lý sản phẩm, nhãn hiệu, quản lý thị trường và ngành, phó chủ tịch Marketing.
  • Mỗi công việc đều có những nhiệm vụ, trách nhiệm được xác định rõ ràng. Trong số đó có rất nhiều công việc liên quan đến việc quản lý những tài nguyên Marketing: quảng cáo, nhân viên bán hàng, nghiên cứu Marketing.
  • Những người quản lý sản phẩm, thị trường và phó chủ tịch Marketing quản lý các chương trình. Công việc của họ là: phân tích, hoạch định và triển khai các chương trình. Nhằm tạo ra mức độ và danh mục giao dịch mong muốn với thị trường mục tiêu.

Quan niệm về người quản trị Marketing.

  • Người ta thường quan niệm người quản trị marketing là người có nhiệm vụ chủ yếu: kích thích nhu cầu có khả năng thanh toán về những sản phẩm của công ty.
  • Tuy nhiên, đó chỉ là quan niệm hết sức phiến diện về những nhiệm vụ Marketing đa dạng. Mà những người quản trị marketing phải thực hiện.
  • Quản trị Marketing có nhiệm vụ tác động đến mức độ, thời điểm và cơ cấu của nhu cầu có khả năng thanh toán theo 1 cách nào đó. Giúp cho tổ chức đạt được những mục tiêu đã đề ra.
  • Quản trị Marketing về thực chất là quản trị nhu cầu có khả năng thanh toán.

Yêu cầu quản trị Marketing.

  • Quản trị Marketing phải nắm bắt được những tình trạng khác nhau. Để đảm đương tốt, những nhiệm vụ do các nhà quản trị marketing phải tiến hành: nghiên cứu marketing, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra.
  • Trong phần lập kế hoạch marketing, những người làm marketing phải thông qua những quyết định về: thị trường mục tiêu, xác định vị trí trên thị trường, phát triển sản phẩm; định giá, các kênh phân phối, phân phối vật chất, thông tin liên lạc và khuyễn mãi.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ với các bạn 2 khái niệm cốt lõi cuối cùng trong cuốn sách “ Quản trị Marketing” của Philip Kotler. Mọi thắc mắc về Marketing của bạn chúng tôi: PA Marketing luôn sẵn sàng giúp đỡ và tư vấn. Chúc các bạn thành công!

Nguồn: “Quản trị Marketing”- Philip Kotler.


Bài viết liên quan